Tôi muốn nói về sự liên quan của tôn giáo trong thời hiện đại. Theo tự nhiên, mọi người có cảm giác tự ngã và kinh nghiệm hiện tượng có thể biết được với cảm thọ vui, khổ, hay trung tính. Đây là những sự kiện, không cần phải kiểm tra tại sao. Con vật cũng có những cảm xúc này. Theo tự nhiên, tất cả chúng ta đều thích hạnh phúc và không thích khổ đau và bất hạnh. Không cần phải chứng minh điều này nữa. Trên căn bản, chúng ta có thể nói về quyền của mỗi người để có cuộc sống hạnh phúc và vượt qua khổ đau.
Có hai phạm trù của khổ đau và vui sướng. Một cái liên kết với kinh nghiệm cảm giác vật lý và một cái với tinh thần. Mức độ cảm giác phổ thông với tất cả các loài vật có vú và có năm giác quan. Ở mức độ tinh thần, chỉ một vài loài có. Nhưng, vì con người có trí thông minh tinh vi, họ có trí nhớ lâu cũng có suy nghĩ về tương lai. Đều này hơn hẳn loài vật. Do đó, con người có niềm vui tinh thần và sự hài lòng hay đau đớn-hy vọng, mong đợi, sợ hãi. Vì thế những hạnh phúc và bất hạnh về vật lý và tinh thần riêng biệt với nhau. Chúng ta có thể kinh nghiệm được sự đau đớn thể chất, nhưng sự hạnh phúc tinh thần, và ở những thời điểm khác nhau, mức độ thể chất của chúng ta thì OK, nhưng mức độ tinh thần thì đầy ấp lo âu và không hài lòng.
Mức độ thể chất liên quan đến những điều kiện vật chất-thực phẩm, trang phục, nhà ở, sắc đẹp, âm thanh, mùi, vị, thân thể, và những vật dụng. Một số người rất giàu. Họ có danh tiếng, giáo dục, sự tôn trọng, nhiều bạn bè. Nhưng vẫn có những con người bất hạnh. Điều này là vì những cơ sở vật chất không mang lại sự hài lòng và thoải mái tinh thần. Một người có nhiều căng thẳng, lo lắng, sự cạnh tranh, ganh tỵ, căm thù, chấp thủ-những thứ này làm cho tâm không hạnh phúc. Do đó, có những giới hạn về phúc lợi thể chất và vật chất. Nếu chúng ta bỏ lơ nội tâm, cuôc sống có lẽ không hạnh phúc. Xã hội giàu có sự thỏa mái vật chất, nhưng họ không thể đảm bảo rằng người ta có tâm hạnh phúc, an lạc, thỏa mãn. Vì thế, chúng ta cần một cơ chế để mang lại sự an lạc cho tâm thức.
Nói chung, tôn giáo là một công cụ để mang lại an lạc và thỏa mãn tinh thần, tinh thần thỏa mái với niềm tin chắc chắn. Nhiều người đồng ý rằng cần có một cách thế tục để đem lại an lạc cho tâm dựa trên niềm tin, nên có hai phạm trù tôn giáo-niềm tin không có triết học và niềm tin có triết học.
Trong thời xưa, người ta dùng niềm tin để mang lại hy vọng và an ủi khi họ đối mặt với những tình huống tuyệt vọng-những vấn đề vượt ngoài tầm kiểm soát và bất lực. Trong những tình huống đó, niềm tin cung cấp hy vọng. Ví dụ, có những loài thú đáng sợ vào ban đêm, những sự sợ hãi hơn trong bóng tối. Khi có ánh sáng họ cảm thấy an toàn hơn. Nguồn sáng từ mặt trời, vì thế mặt trời là cái gì đó thiêng liêng và một số người thờ mặt trời. Lửa cung cấp sự ấm áp khi chúng ta lạnh và một vài người xem lửa như một điều gì đó tốt đẹp. Đôi khi lửa được tạo ra từ sét, nó huyền bí, do đó cả lửa và sét đều thiêng liêng. Đây là những tín ngưỡng nguyên thủy không có triết học.
Một phạm trù khác có thể bao gồm xã hội Ai Cập cổ đại. Tôi không biết về điều đó. Nền văn minh Ai Cập trở lại từ sáu đến bảy nghìn năm và có niềm tin. Khi tôi đến một trường đại học ở Cairo, tôi bày tỏ sự thích thú rằng nếu tôi có nhiều thời gian hơn, tôi muốn nghiên cứu và học nhiều hơn về nền văn minh Ai Cập cổ đại, nhưng không may là tôi không có thời gian. Nhưng trong tình huống nào đi nữa, một phạm trù khác về tôn giáo bao gồm nền văn minh ở thung lũng Indus ở Ấn Độ và nền văn minh Trung Quốc. Họ có những tôn giáo với hệ tư tưởng phức tạp. Có thể đã có nhiều hơn ở nền văn minh thung lũng Indus hơn là ở những nơi khác. Ở Ấn Độ ba hoặc bốn ngàn năm trước, đã có tín ngưỡng với một nền triết học nhất định. Như vậy, một phạm trù khác của tôn giáo là tín ngưỡng có những khái niệm triết học nhất định.
Ở phạm trù thứ hai, có những câu hỏi phổ biến. Một người bạn Do Thái đặt ra chúng một cách độc đáo: “ta” là gì? Ta đến từ đâu? Ta sẽ đi đâu? Mục đích của cuộc sống là gì? Đây là những câu hỏi chính. Câu trả lời cho những câu hỏi này được chia thành hai phạm trù: thần học và phi thần học.
Ở Ấn Độ, ba ngàn năm trước người ta đã cố gắng tìm ra câu trả lời cho “ta” là gì, cái gì là tự ngã? Theo như kinh nghiệm phổ thông, thân thể khi trẻ có bề ngoài khác và sắc sảo hơn khi già. Tâm cũng vậy, khác nhau từng giây từng phút. Nhưng chúng ta có một cảm giác tự nhiên về cái “ta” – khi “ta” trẻ, khi “ta” già. Vì thế phải có một chủ sở hữu thân và tâm. Cái chủ sở hữu này phải là một cái gì đó thường hằng và độc lập, bất biến, trong khi thân và tâm thay đổi. Vì vậy, ở Ấn Độ, ngã, linh hồn, atman – xuất hiện. Khi thân không còn nữa thì linh hồn vẫn còn đó. Đó là câu trả lời cho “ta” là gì.
Rồi thì, linh hồn đến từ đâu? Nó có sự bắt đầu hay không? Không bắt đầu khó mà chấp nhận được, và vì thế phải có bắt đầu, như sự bắt đầu của thân này. Và vì thế Chúa tạo ra linh hồn. Và khi kết thúc, chúng ta gặp Chúa hay thậm chí chúng ta trở thành Chúa. Tôn giáo ở Trung Đông – Do Thái nguyên thủy, Ki-tô, và có thể Ai Cập – tin vào đời sau. Nhưng đối với đạo Do Thái, Ki-tô, và Hồi, chân đế là Chúa, đấng sáng thế. Đó là nguồn gốc của mọi thứ. Chúa phải có năng lực vô biên, bác ái và trí tuệ vô hạn. Mỗi tôn giáo khẳng định lòng bác ái vô hạn, như Allah. Và Chúa vượt ngoài kinh nghiệm, chân lý tuyệt đối. Đó là tôn giáo thần học.
Khoảng ba ngàn năm trước, chúng ta có nền triết học Samkhya ở Ấn Độ. Trong giáo lý này, có hai trường phái: một tin vào Chúa và một nói không có Chúa. Thay vào đó trường phái sau nói về vật thể ban đầu, bổn tánh và 25 lớp của những hiện tượng có thể nhận biết. Vì thế, với họ, vật thể ban đầu là thường hằng và tạo chủ. Vì thế, trước thời Phật, đã có quan điểm phi thần học.
Sau đó, khoảng 2600 năm trước, Đức Phật và người sáng lập Ni Kiền giáo, Mahavira, đã đến. Không ai trong số họ đề cập Chúa, nhưng thay vào đó chỉ nhấn mạnh vào lý nhân quả. Vậy, một trường phái của Samkhya, và cả Ni Kiền giáo và Phật giáo đều là phi thần giáo.
Trong phi thần giáo, Phật giáo nói rằng vạn pháp đến từ nhân và duyên của nó, và vì thế, tánh của nhân quả thay đổi. Pháp không bao giờ đứng yên. Do đó, vì nền tảng của tự ngã hay “ta” là thân và tâm, rõ ràng rằng chúng thay đổi liên tục, và vì cái “ta” dựa trên chúng, nên cái “ta” phải có tánh giống vậy. Nó không bất động và thường hằng. Nếu cái nền tảng thay đổi, thì cái gì dựa vào nó phải thay đổi theo. Do đó, không có cái linh hồn thường hằng, bất biến – “anatman”, vô ngã. Đây là khái niệm Phật giáo độc nhất – vạn pháp liên quan và phụ thuộc lẫn nhau. Vì thế, trong ba vô thần giáo, mặc dù hai tôn giáo kia chấp nhận lý nhân quả, nhưng họ công nhận một cái ngã thường hằng, bất biến.
Vì thế, trong các tôn giáo có niềm tin vào triết học, có nhiều truyền thống khác nhau. Tất cả đều có hai khía cạnh – triết học và khái niệm, và tu tập. Có một điều khác biệt lớn trong cụm từ triết học và khái niệm, nhưng tu tập thì giống nhau – từ, bi, tha thứ, khoan dung, tự kỷ luật. Triết lý và khái niệm khác nhau chỉ đơn giản là phương pháp để đưa người ta đến mong muốn và niềm tin để tu tập từ, bi, tha thứ, và vân vân. Do đó, tất cả triết lý này đều có cùng mục đích – đem đến tình yêu, từ bi, và vân vân.
Điều này rõ ràng trong Phật giáo. Phật dạy pháp khác nhau, thường mâu thuẫn nhau. Một số kinh nói rằng các uẩn – thân và tâm – giống như cái chứa và tự ngã mang nó. Cái chứa và những gì mang nó không giống nhau, và vì vậy tự ngã phải tách biệt và phải tồn tại căn bản. Một kinh khác nói rằng nghiệp hay hành động tồn tại, nhưng không có người tạo tác, không có ngã tánh. Những kinh khác nói không có ngoại pháp. Chỉ duy tâm và những pháp khác là từ tâm sanh. Và tâm tồn tại; nó thực sự tồn tại. Nhưng những kinh khác nói rằng không tâm cũng không pháp thực sự tồn tại – không có gì thực sự tồn tại, như trong kinh Bát Nhã Tâm Kinh, thí dụ: “không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý”. Tất cả đều mâu thuẫn, nhưng tất cả đều có từ một nguồn. Thích Ca Mâu Ni Phật.
Không phải Đức Phật dạy những điều này vì ngài bối rối. Cũng không cố ý gây ra nhầm lẫn cho các đệ tử. Tại sao ngài dạy như thế? Đức Phật chú ý rằng pháp được dạy là tùy theo căn cơ của người học. Ngài thấy rằng tất cả đều cần thiết.
Ba ngàn năm trước có thể có khoảng mười hay một trăm triệu người. Ngày nay có hơn bảy tỉ người. Vì thế, trong số tất cả những người này, chắc chắn có những tính cách khác nhau. Chúng ta có thể thấy điều này ngay trong những đứa trẻ có cùng cha mẹ. Thậm chí song sinh, tâm và cảm xúc của chúng cũng khác nhau. Do đó, trong nhân loại, có những tính cách khác nhau, lối sống khác nhau, cách nghĩ khác nhau. Những sự khác biệt này cũng do môi trường, địa lý, và khí hậu. Ví dụ, ở Ả Rập thì nóng và khô. Ở Ấn Độ có gió mùa mưa và vì thế thời tiết khác nhau và con người có lối sống khác nhau. Có thể trong thời xưa, người ta giống nhau hơn ở mọi nơi. Nhưng bây giờ, vì những khác biệt này, thật quan trọng để có những lối tiếp cận khác nhau. Nhưng những khác biệt về triết lý và khái niệm không thực sự là vấn đề. Điều quan trọng nhất là mục tiêu và mục đích của tất cả họ, và điều này giống nhau: để trở thành người tử tế và từ bi trong cách tiếp cận của chúng ta với người khác.
Đối với một số người, khái niệm về đấng sáng tạo, Chúa, thì rất hữu ích. Một lần nọ tôi hỏi một vị thầy tu Ki-tô giáo tại sao Ki-tô giáo không tin vào kiếp trước. Ông ta nói, “vì ngay đời này được tạo bởi Chúa”. Nghĩ như vậy cho một cảm giác gần gũi với Chúa. Thân này có từ bào thai mẹ và vì thế chúng ta có một cảm giác gần gũi và thân thiết với mẹ ta. Vì vậy, với Chúa cũng vậy. Chúng ta được tạo ra từ Chúa và điều này cho ta một cảm giác gần gũi với Chúa. Càng có cảm giác gần gũi, sự tác ý làm theo lời Chúa càng mạnh, đó là từ và bi. Do đó, sự tiếp cận thần học rất mãnh liệt và hữu ích cho nhiều người hơn là cách tiếp cận phi thần học.
Tốt hơn nên giữ tôn giáo truyền thống của chính mình. Ở Mông Cổ, những nhà truyền giáo cho người ta 15 đô để cải đạo thành Ki-tô. Vì thế một số người đến với họ và cải đạo mỗi năm, hết lần này đến lần khác, chỉ để nhận 15 đô mỗi lần! Tôi khuyên những nhà truyền giáo này không nên can thiệp và để người ở đây giữ Phật tử truyền thống. Điều này tương tự khi tôi nói với người phương Tây giữ tôn giáo của chính họ.
Tốt nhất là có thêm thông tin. Điều này giúp phát triển lòng tôn trọng. Do đó, giữ truyền thống Ki-tô của bạn, nếu bạn là tín đồ Ki-tô, nhưng phải nắm được kiến thức và hiểu biết của những truyền thống khác. Về phương pháp, tất cả đều dạy thực tập giống nhau – từ, bi, và khoan dung. Vì sự thực tập đều phổ biến, nên chấp nhận một số phương pháp của Phật giáo cũng được. Nhưng đối với những pháp Phật giáo không mang tính đại chúng – đây hoàn toàn là chuyện nội bộ Phật giáo. Nó không có lợi ích cho người khác học. Một cha Ki-tô giáo hỏi tôi về pháp không và tôi nói với ông ta điều này không tốt cho ông. Nếu tôi dạy pháp hoàn toàn do duyên khởi, thì điều này gây hại cho niềm tin của ông ta vào Chúa. Vì thế những người như vậy không nên nghe về pháp không thì tốt hơn.
Nói tóm lại, vì tất cả những truyền thống chính đều có cùng lối thực tập, chỉ khác nhau về phương pháp và triết lý, nhưng với cùng mục đích, đó là nền tảng cho sự tôn trọng lẫn nhau. Vì thế, hãy giữ truyền thống của chính bạn. Nhưng, nếu có phương pháp Phật giáo nào trong bài diễn thuyết của tôi có ích cho bạn, hãy dùng nó. Nếu nó không lợi ích, thì hãy bỏ chúng đi.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Từ studybuddhism.com
The Relevance of Religion
in Modern Times
I would like to speak about the relevance of religion in modern times. Everyone, by nature, has a feeling of self and, with that, experiences knowable phenomena with a painful, joyful, or neutral feeling. These are facts, without any need to investigate why. Animals have this too. By nature, we all like happiness and dislike unhappiness and pain. There is no need to prove this either. On this basis, we can speak of everyone’s right to have a happy life and to overcome suffering.
Now, there are two categories of pain and pleasure. One is linked with physical sensory experience and one with the mental level. The sensorial level is common to all species of mammals having five senses. As for the mental level, some animals have that. But, because humans have sophisticated intelligence, they have longer term memory as well as thoughts of the future. This is more than animals have. Therefore, humans have mental pleasure and satisfaction or pain – hope, expectations, fear. So physical happiness and unhappiness and mental happiness and unhappiness are separate things. We can experience physical pain, but with mental happiness, and at other times, our physical level is OK, but our mental level is filled with worry and dissatisfaction.
The physical level is related to physical facilities – food, clothing, shelter, nice sights, sounds, smells, tastes, physical sensations, material facilities. Some people are very wealthy. They have fame, education, respect, many friends. But still, as persons, they are very unhappy persons. This is because material facilities fail to bring mental satisfaction or comfort. Someone with lots of stress, worry, competitiveness, jealousy, hate, attachment – these bring mental unhappiness. Therefore, there are limitations to physical and material welfare. If we ignore the inner level, life may not be happy. Affluent societies have material comfort, but they can’t guarantee that people there have happy, peaceful, comfortable minds. Therefore, we need a mechanism to bring peace of mind.
Generally, religion is an instrument to bring mental peace and satisfaction, mental comfort with certain faith. Many agree that there needs to be a secular way to bring peace of mind, but that I’ll discuss in my public talk. But if we speak about a way to bring peace of mind based on faith, then there are two categories of religion – faith without philosophy and faith with philosophy.
In ancient times, people used faith to bring hope and comfort when they faced desperate situations – problems beyond our control, hopelessness. In such situations, faith provides some hope. For example, there is the threat of animals at night, so more fear in the dark. With light, we feel more secure. The source of light is the sun, therefore the sun is something holy and so some people worshiped the sun. Fire provides comfort when we are cold and so some considered fire as something good. Fire sometimes comes from lightning, which is mysterious, and therefore both fire and lightning are holy. These are primitive faiths, with no philosophy.
Another category maybe includes ancient Egyptian society. I don’t know about that. Egyptian civilization goes back six or seven thousand years and had faith. When I was at one of the universities in Cairo, I expressed interest that if I had more time, I would like to study there and learn more about this ancient Egyptian civilization, but unfortunately I don’t have time. But, in any case, another category of religion includes the Indus Valley civilizations in India and Chinese civilization. They had more sophisticated religions with an ideology. Maybe there was more in the Indus Valley civilizations than in others. In India, three or four thousand years ago there was already faith with a certain philosophy. Thus, another category of religion is faith with certain philosophical concepts.
In this second category, there are common questions. One Jewish friend put them nicely: What is “I”? Where do I come from? Where will I go? What is the purpose of life? These are the main questions. The answers to these are in two categories: theistic and non-theistic.
In India, three thousand years ago people tried to find an answer to what is “I,” what is the self? According to common experience, the body when young has a different appearance and shape than when old. The mind also, within minutes is different. But we have a natural feeling of “I” – when “I” was young, when “I” was old. Therefore, there must be an owner of the body and the mind. The owner must be something independent and permanent, unchanging, while the body and the mind changes. So, in India, a self, a soul, an “atman” – that idea comes. When the body is no longer usable, a soul remains there. That is the answer of what is “I.”
Then, where does the soul come from? Does it have a beginning or not? No beginning is difficult to accept, and so there must be a beginning, like there is a beginning to this body. And so God creates the soul. And as for the end, we come into God’s presence or eventually we absorb into God. Middle Eastern religions – early Jewish, Christian, and maybe Egyptian – believe in an afterlife. But, for Jewish, Christian, and Muslim, ultimate truth is God, the Creator. That is the source of everything. That God must have limitless power and limitless compassion and wisdom. Every religion asserts infinite compassion, like Allah. And God is beyond our experience, ultimate truth. That is theistic religion.
Then, about three thousand years ago, we get Samkhya philosophy in India. And within this, there came two divisions: one believes in God and one says no God. Instead, the latter division speaks of primal matter, prakrti and 25 classes of knowable phenomena. So, for them, primal matter is permanent and the creator. So, before Buddha, there were already non-theistic views.
Then, around 2,600 years ago, Buddha and the Jain founder, Mahavira, came. Neither of them mentions God, but emphasized instead simply cause and effect. Thus, one category of Samkhya, and both Jainism and Buddhism are non-theistic religions.
Within non-theistic religions, Buddhism says that everything comes from its own causes and conditions, and because of that, one of the very natures of cause and effect is change. Things are never standing still. Therefore, since the basis for the self or “I” is the body and mind, which obviously are changing all the time, and since the “I” relies on them, the “I” must be of the same nature. It can’t be unchanging and permanent. If the basis changes, what is designated on it must also be changing. Therefore, there is no permanent, unchanging soul – “anatman,” selfless. This is the unique Buddhist concept – everything is interdependent and related. So, within the three non-theistic religions, although the other two accept causality, nevertheless they assert a permanent, unchanging self.
So, among religions having faith with philosophy, there are many different traditions. All of them have two aspects – philosophy and concepts, and also practice. There is a big difference in terms of philosophy and concepts, but the practice is the same – love, compassion, forgiveness, tolerance, self-discipline. Different philosophies and concepts are simply methods to bring people the wish and conviction to practice love, compassion, forgiveness, and so on. Therefore, all these philosophies have the same goal and purpose – to bring love, compassion, and so forth.
This is clear in Buddhism. Buddha taught different concepts, often contradictory ones. Some sutras say that the aggregates – the body and mind – are like a load and the self is what carries it. A load and what carries it cannot be the same, and so the self must be separate and must substantially exist. Another sutra says that karma or actions exist, but there is no person who acts, no substantial self. Other sutras say there are no external phenomena. There is just mind and other phenomena are merely the contents of the mind. And mind exists; it truly exists. Yet other sutras say that neither the mind nor its contents truly exist – nothing has true existence, like in the Prajnaparamita Sutras, the Heart Sutra, for instance: “No eye, no ear, no nose, no tongue, no body, no mind.” These are all contradictory, but all of them come from the same source, Shakyamuni Buddha.
Buddha didn’t teach all of these out of his own confusion. Nor did he teach them deliberately to cause more confusion in disciples. Why did he teach like this? Buddha respected that individuals are different and he taught all these to help them. He saw that all these were necessary.
Three thousand years ago there were maybe ten or a hundred million people. Now there are over seven billion. So, among all these people, there are certainly different dispositions. We can see this even among children of the same parents. Even twins, their minds and emotions are different. Therefore, among humanity, there are different dispositions, different ways of life, different ways of thinking. These differences are also conditioned by the environment, geography, and climate. For example, Arabia is hot and dry. India has the monsoon rains and so it is different and people there have a different life style. Maybe in primitive times, people were more similar everywhere. But now, because of these differences, it is important to have different approaches. But these different philosophies and concepts don’t really matter. The most important is the aim and goal of all of them, and this is the same: to be a kind and compassionate person in our approach to others.
For some people, then, the concept of a creator, God, is very helpful. I once asked an old Christian monk why Christianity does not believe in previous lives. He said, “Because this very life is created by God.” Thinking like that gives a feeling of intimacy with God. This body comes from our mother’s womb and so we have a feeling of closeness and comfort with our mother. So, the same is the case with God. We come from God and this gives us a sense of closeness with God. The closer one feels, the stronger the intention to follow God’s advice, which is love, compassion. Therefore, the theistic approach is very powerful and much more helpful for many people than a non-theistic approach.
It is better to keep one’s own religious tradition. In Mongolia, missionaries pay people $15 to convert to Christianity. So some people go to them and convert each year, over and again, just to collect $15 each time! I advise these missionaries not to interfere and to let people there stay traditional Buddhists. This is the same as when I tell Western people to keep their own religions.
The best is to have more information. This helps to develop respect. Therefore, keep your Christian tradition, if you are Christian, but gain understanding and knowledge of other traditions. As for methods, all teach the same practice – love, compassion, tolerance. Since the practice is shared in common, it is all right to adopt some methods from Buddhism. But as for the Buddhist concept of no absolute – this is strictly Buddhist business. It is not helpful for others to learn. One Christian father asked me about emptiness, voidness, and I told him this is not good for him. If I teach complete interdependence, this might harm his strong faith in God. So it is better for such people not to listen to talk about voidness.
In short, since all major traditions have the same practice, just different methods and different philosophies, but with the same purpose, that is the ground for mutual respect. So, keep your own tradition. But, if some Buddhist methods come from my lecture which you find useful, then use them. If they are not useful, then leave them.
His Holiness the 14th Dalai Lama
courtesy of studybuddhism.com