Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook Twitter Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Home»TUỔI TRẺ»Gia đình Phật tử»Phật Pháp Bốn Cấp: Bậc Sơ Thiện
    Gia đình Phật tử

    Phật Pháp Bốn Cấp: Bậc Sơ Thiện

    09/06/202198 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Email
    GDPT
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ
    VÀ ĐỨC QUÁN THẾ ÂM

     

    A- ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ

    I. DANH NGHĨA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ

    Đức Phật A Di Đà là một Đức Phật làm giáo chủ ở cõi Tây phương Cực Lạc. Tên Ngài có ba nghĩa:

    1. Vô lượng quang: Nghĩa là hào quang trí huệ của Ngài vô lượng vô biên chiếu khắp các thế giới.
    2. Vô lượng thọ: Nghĩa là thọ mạng Ngài sống lâu không lường kể.
    3. Vô lượng công đức: Là Đức Phật A Di Đà làm những công đức to lớn không thể kể xiết.

    II. SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ

    Theo Kinh Đại A Di Đà, về thời Đức Phật Thế Tự Tại Vương ra đời, có một vị quốc vương tên Kiều-thi-ca. Vua Kiều-thi-ca nghe Đức Phật thuyết pháp liền bỏ ngôi vua xuất gia làm vị Tỳ- kheo hiệu là Pháp Tạng. Một hôm Ngài đảnh lễ Phật, quỳ xuống chắp tay cầu Phật chứng minh và phát 48 lời nguyện. Do nguyện lực ấy sau này thành Đức Phật A Di Đà.

    Lại theo Kinh Bi Hoa, về đời vua Chuyển luân Thánh vương tên Vô Tránh Niệm có vị đại thần Bảo Hải. Vị này có người con tên là Bảo Tạng tướng tốt dị thường, sau xuất gia thành Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai. Một hôm vua Vô Tránh Niệm nghe Phật thuyết pháp liền phát tâm muốn cúng dường các món ăn uống y phục cho Đức Phật và đại chúng luôn luôn trong ba tháng. Vị Đại thần Bảo Hải khuyên vua nên phát tâm Bồ-đề cầu đạo Vô thượng. Vua liền nguyện sau này thành Phật sẽ làm giáo chủ một cảnh giới cực kỳ trang nghiêm thanh tịnh để giáo hóa chúng sanh. Vua Vô Tránh Niệm phát nguyện xong, Đức Bảo Tạng Như Lai liền thọ ký cho vua sau này sẽ thành Phật hiệu là A Di Đà và cõi nước của Ngài sẽ là cõi Cực Lạc Tây phương. Vị Đại thần Bảo Hải sau này cũng thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

    III. HẠNH NGUYỆN ĐỨC PHẬT DI ĐÀ

    Đức Phật A Di Đà là gương sáng của hạnh Thanh tịnh vì thân Ngài chói ngời ánh hào quang thanh tịnh sáng suốt, cõi Tịnh Độ của Ngài chói ngời các món trân bảo thanh tịnh sáng suốt và các chúng sanh ở trên cõi Cực Lạc hết thảy đều thanh tịnh sáng suốt. Đức Phật A Di Đà có phát 48 lời nguyện rộng lớn cứu độ tất cả chúng sanh, trong ấy có lời nguyện tiếp dẫn tất cả chúng sanh nào hướng niệm đến Ngài đều được vãng sanh lên cõi Cực Lạc. Ngài lại có nguyện nếu chúng sanh nào niệm danh hiệu Ngài, đến 10 niệm Ngài cũng tiếp dẫn lên cõi Cực Lạc.

    IV. LÒNG QUY NGƯỠNG CỦA PHẬT TỬ

    Nước Việt Nam phần đông theo tông Tịnh độ nên thờ tượng Đức Phật A Di Đà. Tượng Ngài đứng hoặc ngồi trên tòa sen, tay phải duỗi xuống phóng hào quang, tay trái đè ngang bụng bắt ấn cam lồ. Tại các chùa, Đức Phật A Di Đà thờ chung với Đức Phật Thích Ca (bên phía tay mặt Đức Phật Thích Ca) và Đức Phật Di Lặc, có khi thờ một mình hay Đức Quán Thế Âm bên tay trái và Đức Đại Thế Chí hầu bên mặt Ngài, hai vị này trợ hóa cho Ngài bên cảnh Cực Lạc.

    Thường năm đến ngày 17 tháng 11, các Phật tử làm lễ vía của Ngài. Trong khi gần lâm chung và khi đưa đám, hoặc khi cúng lễ thường niệm danh hiệu Ngài là hiệu thanh tịnh trong sạch để trừ những tà niệm, chuyển đổi cảnh đời ô trược thành cảnh giới thanh tịnh sáng suốt như cảnh giới Cực Lạc.

    B- ĐỨC QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

    I. Ý NGHĨA TÊN NGÀI

    Đức Quán Thế Âm là một vị Bồ-tát thường hay quán xét tiếng đau khổ chúng sanh để cứu giúp nên gọi Ngài là Quán Thế Âm; lại do Ngài quán sát nghe mà giác ngộ tự tại cứu độ chúng sanh nên cũng gọi là Ngài Quán Tự Tại. Trong khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, Đức Quán Thế Âm thường trợ hóa cho Đức Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc, và thường hầu bên tay trái Đức Phật A Di Đà.

    II. LỊCH SỬ

    Kinh Bi Hoa chép rằng: Về thời quá khứ. ngài Quán Thế Âm làm Thái tử con vua Vô Tránh Niệm, đồng thời có Đức Bảo Tạng Như Lai ra đời giáo hóa chúng sanh. Vua nghe Đức Phật thuyết pháp hiểu đặng đạo lý, phát tâm Bồ-đề mong sau thành Phật đặng cứu độ chúng sanh. Vua cúng dường Đức Phật và Tăng chúng luôn trong ba tháng. Thái tử cũng cúng dường và cũng tu như vậy. Vua Vô Tránh Niệm tu hành tinh tấn, đến khi công hạnh vẹn toàn thì thành Phật ở cõi Cực Lạc phương Tây hiệu là A Di Đà, Thái tử cũng công hạnh trọn đủ, cũng sanh về cõi ấy thành Bồ- tát hiệu là Quán Thế Âm, đặng cùng với Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sanh về cõi Phật.

    III. HẠNH NGUYỆN CỦA NGÀI

    Trong Kinh Phổ Môn, Đức Phật Thích  Ca Mâu Ni có nói về hạnh nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ-tát là cứu độ chúng sanh thoát khỏi ba tánh tham, sân, si, nếu chúng sanh niệm đến danh hiệu Ngài. Đức Quán Thế Âm lại thường hiện thân vào tất cả từng lớp chúng sanh để cứu chúng sanh thoát khỏi các nạn tai ách. Hạnh nguyện của Đức Quán Thế Âm là tượng trưng cho hạnh Từ Bi và tất cả chúng sanh thường niệm danh hiệu Ngài là Nam mô Đại từ Đại bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ-tát, hay Nam mô Đại từ bi phụ Linh cảm Quán Thế Âm Bồ-tát.

    IV. LÒNG QUY NGƯỠNG CỦA PHẬT TỬ

    Vì Đức Quán Thế Âm có nhân duyên, cơ cảm với chúng sanh ở cõi Diêm-phù-đề này, nên Ngài rất được tôn thờ. Một khi có tai nạn gì xảy ra, mọi người liền niệm danh hiệu Ngài để nhờ Ngài cứu độ. Trong những thời kỳ binh đao tai nạn, mọi người thường hay ấn tống tượng Ngài để thờ hoặc để đeo. Người ta thường vẽ tượng Ngài bằng hình dáng phụ nữ tượng trưng cho lòng thương không bờ bến của Ngài, bà mẹ hiền của chúng ta. Ngài cầm một cành dương liễu để tiếp dẫn chúng sanh và bình nước cam lồ để rưới tắt phiền não, đem lại nước trong mát cho mọi loài. Người ta vẽ Ngài đi trên hoa sen giữa bể cả ba đào, tỏ rằng trong bể khổ sóng gió đức Quán Thế Âm bao giờ cũng gần gũi chúng sanh, cứu vớt chúng sanh bằng hoa sen Từ bi ngát hương chơn lý. Có khi vẽ Ngài ngồi ở pháp tọa trong rừng trúc, hình dung Ngài ở núi Phổ Đà thường nhập định, đồng thời tùy duyên thuyết pháp độ chúng sanh; tuy tùy duyên ứng thân thuyết pháp mà vẫn không rời pháp tọa tự giác vậy. Hình ảnh này và hình ảnh có Thiện Tài, Long Nữ đứng hầu là tượng trưng cho phạm hạnh đồng chơn của Đức Quán Thế Âm, nghĩa là hoa sen trong sạch giữa bùn lầy ô trược như tâm hồn tươi trẻ trước cảnh sắc mê hoặc. Trong năm có ba ngày vía lớn của Ngài là ngày 19 tháng Hai, 19 tháng Sáu, 19 tháng Chín.

    Người Phật tử chơn chánh niệm Đức Quán Thế Âm là luôn luôn thể theo hạnh Từ bi của Ngài mà độ cho tất cả chúng sanh đau khổ, làm tất cả hạnh lành, dầu phải gặp những gian nan, đau khổ.

    Người ăn thịt đoạn mất giống từ bi.
    Không ăn thịt thời không có người sát hại chúng sanh.
    KINH LĂNG GIÀ

    1 2 3 4 5 6
    Bậc Sơ Thiện Phật pháp bốn cấp
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleBerkley Forum: The New Normal? A Buddhist Perspective on Disability and COVID-19
    Next Article Bhikkhu Cittacakkhu: Lịch sử Pháp Tạng Bộ và Luật Tứ Phần

    Bài viết liên quan

    Hội đồng Tăng Già Bản Thệ: Tâm thư Phật đản PL. 2566

    09/05/2022

    Thị Nghĩa Trần Trung Đạo: Nếp sống Gia Đình Phật Tử

    21/04/2022

    Tuệ Sỹ: Ấn tượng khoảnh khắc

    11/04/2022
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Bhikkhu Bodhi | Nguyễn Duy Nhiên dịch: Đức Phật bên trong

    25/05/2022

    Tiểu sử HT Thích Khế Hội (Trí Thành)

    24/05/2022

    Diệu Trân: Huyền thoại Duy-ma-cật hóa giải mọi băn khoăn của tôi

    22/05/2022

    Hương Sơn: Nếp sống Thiền môn

    22/05/2022
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Phật Giáo Úc Châu

    Thư Viện Hoa Sen

    Thư Viện Số Hóa Kinh Sách

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    Rộng Mở Tâm Hồn

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2022, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version