Close Menu
Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook X (Twitter) Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
      • Chuyên mục khác
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Trang chủ » Thích Huyền Quang: Thông điệp Phật đản PL. 2544

    Thích Huyền Quang: Thông điệp Phật đản PL. 2544

    02/05/20207 Mins Read
    phatdan
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
    VIỆN TĂNG THỐNG

    Phật lịch 2544
    Số 03/VTT/TĐ

    THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN 2544

    Nam mô thập phương thường trú Tam bảo
    Nam mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật

    Kính lạy đấng Đại bi Đại trí, hơn hai mươi lăm thế kỷ đã trôi qua, kể từ khi từ Niết bàn vô trụ Ngài hóa sinh vào thế giới Ta-bà ngập tràn thống khổ này, ánh sáng của giáo lý từ bi và trí tuệ đã từng là nguồn sáng cho phân nửa Á châu, ở đó con người một thời biết sống với độ lượng khoan dung, không tàn hại nhau vì dị biệt tín ngưỡng và tư tưởng; biết lắng đọng tư duy để chiêm nghiệm lẽ sống và lẽ chết. Ngày nay nguồn sáng ấy càng lúc càng được khơi tỏ ở phương Tây, là điểm tựa an ổn cho những tâm hồn cảm thấy đang bị quay cuồng giữa một thế giới hoa lệ vật chất nhưng thác loạn bởi những nghiện ngập, bởi bạo lực khủng bố, bởi hận thù sắc tộc và tôn giáo.
    Kính lạy đấng Đại hùng Đại lực, trong vô số kiếp Ngài đã hóa sinh khắp nẻo luân hồi, đã làm những việc khó làm, trải thân cát bụi để tìm nguồn an lạc chân thường cho khắp cả chúng sinh. Gần hai nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt nam đã phụng hành giáo lý của Ngài bằng khoan dung, từ ái, và bằng cả hy sinh vô uý ; đã góp phần xây dựng một dân tộc hiền thiện, một xã hội ít phải chứng kiến những cuộc tàn sát kinh hoàng.

    Kính bạch Chư Tôn Trưởng Lão,
    Kính thưa chư Hoà thượng, Thượng tọa,
    Chư Đại đức Tăng, Ni,
    Và toàn thể Phật tử,

    Trong những ngày này, Phật tử Việt nam cùng hòa nhịp tâm tư với tất cả Phật tử các nước trên thế giới, đón mừng Phật đản 2544, trong niềm hoan hỷ trước sự truyền bá hài hòa của giáo lý từ bi và trí tuệ đến khắp nơi trên thế giới, trong đó có một phần đóng góp của Tăng Ni và Phật tử Việt nam.

    Trong suốt hai nghìn năm thừa truyền Chánh pháp, Phật tử Việt nam vừa làm tròn phận sự con dân của mình, đồng thời học Phật và tu Phật, góp phần vun đắp nên truyền thống dân tộc tốt đẹp cho đến ngày nay. Tuy triều đại có hưng có phế, Phật pháp có thạnh có suy, nhưng Phật tử Việt nam vẫn giữ trọn Chánh tín, không hề bịĩ lung lạc bởi quyền lựĩc thế gian, không bênh vực cường hào để gieo khổ đau cho trăm họ.

    Ngày nay chúng ta đang kế thừa ngọn đèn Chánh pháp rạng rỡ ấy mà Chư Tổ đã liên tục thắp sáng ; đang tiếp nối di sản của truyền thống dân tộc tốt đẹp. Bản phần sự của chúng ta trước hết tu tập để phát triển thiện pháp của tự tâm, có Giới thanh tịnh để nâng cao phẩm chất con người, có Định để bình thản trước mọi cám dỗ của vật chất xa hoa, trước dọa nạt và quyến rủ của quyền lực và danh vọng thế tục, có Tuệ để thấy rõ bản chất tồn tại, để thắp sáng niềm tin cho chính mình và cho cả đồng bào, đồng loại.

    Chúng ta cũng ý thức rằng Phật tử đang hành đạo giữa một thế giới càng ngày càng nhiều xáo trộn bất ổn, càng lúc càng tăng tiến những tiện ích vật chất, khiến cho ý nghĩa tri túc như là yếu tính của Bát Thánh đạo không được nhận thức chân chính, để tùy tiện giải thích và biến đổi Phật pháp theo tư ý và tư dục mà kết quả là chỉ binh vực cho sự tồn tại của tham vọng quyền lực mù quáng.

    Trong xu hướng toàn cầu hóa của nhiều vấn đề nhân sinh trong thế giới hiện đại, mà thể hiện cái xấu nhiều hơn cái tốt, Phật tử càng lúc càng có cơ sở hiện thực để hiểu rõ ý nghĩa “thế biệt do nghiệp sinh.” Thế gian này tốt hay xấu, do chính hành vi của chúng sinh sống trong đó; được hình thành duy trì bởi biệt nghiệp và cọng nghiệp chúng sinh. Cho nên nhiều vấn đề không trở thành là vấn đề nội bộ của một nước. Ý thức được điều này, Phật tử luôn luôn hiểu rõ mối tương quan duyên khởi của ta và cộng đồng mà ta đang sống trong đó. Cho nên, trong một đất nuớc mà Phật pháp được lưu truyền đã gần hai nghìn năm, thì người Phật tử phải cảm thấy sự thiếu sót của mình trong nhắm mắt tu hành mà không biết đến những thống khổ của đồng bào, chung quanh, không thấy trách nhiện của mình trước những bất an và những tệ nạn của xã hội. Người Phật tử phải tự thấy mình có phận sự góp phần xây dựng xã hội mình đang sống tốt đẹp hơn, bình đẳng hơn, phẩm giá con người đuợc tôn trọng hơn. Lập Bồ tát nguyện, hành Bồ tát đạo, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sinh, là con đường hướng thượng của người tu Phật, tự hòan thiện bản thân, đồng thời hoàn thiện xã hội.

    Tưởng niệm ngày Phật đản năm nay, Phật tử Việt nam cũng không quên nghĩ tưởng đến thiên tai thảm khốc vừụa qua mà hằng triệu đồng bào phải gánh chịu. Phật giáo Việt nam trong thời gian đó đã thể hiện được lời dạy cao cả của đức Phật, tu hạnh từ bi cứu khổ. Điều rất xứng đáng được tán dương, và cần được phát triển thêm lên để hoàn thiện, đó là, một phần nào làm sống dậy di giáo của Phật, rằng các chúng đệ tử cùng tôn thờ một đấng Đạo sư hãy cùng nhau hòa hiệp như nước với sữa. Tuy chưa thể làm cho di huấn ấy được sáng ngời trong thế giới chất chứa đầy những hận thù chia rẽ, nhưng hưởng ứng lời kêu gọi của Giáo hội, trước vô vàn thống khổ của đồng bào ruột thịt, hãy gác bỏ những dị biệt tông môn pháp phái, hãy quên đi những tranh chấp danh tướng, Tăng Ni Phật tử Việt nam khắp cả năm châu bốn biển cùng hướng về vùng lũ lụt, bằng tài lực và vật lực tuy hữu hạn trước vô hạn của khổ đau. Tăng Ni Phật tử tại các vùng thiên tai đã không ngại nguy hiểm, không quản gian lao, ngày đêm đi đến với đồng bào nạn nhân, làm những người bạn không cần mời gọi, đem tình thương xoa dịu khổ đau, khơi dậy niềm tin vào lẽ sống bao la cho những người đang gánh chiụ quá nhiều mất mát.

    Ngày hôm nay, trước Thánh tượng Bồ tát sơ sinh, thành kính đốt nén tâm hương cúng dường mười phương Chư Phật, chúng ta đồng thời lắng đọng tâm tư, lập tâm thệ nguyện phụng hành di giáo của Phật, cùng sống hòa hiệp, cùng hỗ tương sách tấn, cùng tu tập tăng tiến Giới, Định, Tuệ, để làm cho ngọn đèn Chánh pháp càng lúc càng ngời sáng.

    NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT

    Quảng Ngãi, ngày 3.5.2000
    Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống
    Tỳ Kheo THÍCH HUYỀN QUANG

    Thích Huyền Quang Thông điệp Phật đản
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleTâm Phương: Tinh thần thông điệp Phật đà 2548
    Next Article Thích Huyền Quang: Thông điệp Phật đản PL. 2548

    Bài viết liên quan

    HT Thích Thái Hòa: Đức Phật đến với chúng ta

    19/06/2023

    Nguyên Giác: Mừng Phật Đản, nghĩ về Thiền Tông

    05/06/2023

    Tỷ kheo Thích Thái Hòa: Cảm niệm Phật Đản – Phật lịch 2567

    31/05/2023
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Viên Linh: Ni Sư Trí Hải và Ngọa Bệnh Ca

    08/12/2023

    Hội đồng Hoằng Pháp ấn hành: Kỷ yếu Tri ân Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ (PDF)

    06/12/2023

    Toại Khanh: Ai điếu Hòa thượng Tuệ Sỹ

    04/12/2023

    Nguyên Giác: Thầy Tuệ Sỹ: Như Voi Giữa Trận Tiền

    04/12/2023

    Nguyên Siêu: Tuệ Sỹ đạo sư, Người đã ra đi mà vết tích chưa nhòa

    04/12/2023

    Võ Quang Nhân: Khảo luận Nālandā: Truyền Thừa, Truyền Nhân và Giáo Pháp (PDF)

    02/12/2023

    Tâm Huy Huỳnh Kim Quang: Xưng tán Ân Sư, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

    02/12/2023

    Điện Phân Ưu về sự viên tịch của Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ

    01/12/2023

    Nguyệt san Chánh Pháp số 145 | tháng 12.2023

    01/12/2023

    HT Thích Tuệ Sỹ: Đạo Từ – Lễ hiệp kỵ tưởng niệm Chư vị Tôn sư, Ân sư của GĐPTVN năm 2022

    01/12/2023
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Phật Giáo Úc Châu

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Thư Viện Hoa Sen

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2023, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version