Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook Twitter Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
      • Chuyên mục khác
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Home»KINH - LUẬT - LUẬN»Kinh»Giảng giải»Thích Minh Châu: Nói và làm
    Giảng giải

    Thích Minh Châu: Nói và làm

    07/07/20214 Mins Read
    da
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứ là hư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời. Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứ là chơn tánh, như thật, không có lợi ích, Như lai cũng không trả lời. Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứ là chơn tánh, như thật, có lợi ích, Như lai biết thời, trả lời câu hỏi ấy. Này Cunda, nếu những gì thuộc vị lai là hư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời. Này Cunda, nếu những gì thuộc vị lai là chơn tánh, như thật, không có lợi ích, Như lai cũng không trả lời, Này Cunda, nếu những gì thuộc vị lai là chơn tánh, như thật, có lợi ích, Như lai biết thời, trả lời câu hỏi ấy một cách vắn tắt. Này Cunda, nếu những gì thuộc hiện tại là hư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời. Này Cunda, nếu những gì thuộc hiện tại là chơn tánh, như thật, không có lợi ích, Như lai cũng không trả lời. Này Cunda, nếu những gì thuộc hiện tại là chơn chánh, như thật, có lợi ích, Như lai biết thời, trả lời câu hỏi ấy. Như vậy, này Cunda, đối với các Pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, Như lai là vị nói phải thời, nói chơn chánh, nói như thật, nói có lợi ích, nói đúng pháp, nói đúng luật. Do vậy mới gọi là Như lai.

    “Này Cunda, trong thế giới này với Chư thiên, Ma vương, Phạm thiên, với chúng Sa môn và Bà la môn, với Chư thiên và loài người, những gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được phân biệt,được đạt đến,được tin cầu, được suy đạt với ý, tất cả đều được Như lai biết rõ. Do vậy mới gọi là Như lai. Này Cunda, trong thời gian giữa đêm Như lai chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng giác và đêm Như lai nhập Vô dư y Niết bàn giới – trong thời gian ấy, những gì Như lai nói, trong khi thuyết giảng, nói chuyện hay trình bày, tất cả là như vậy, chớ không gì khác. Do vậy mới gọi là Như lai. Này Cunda, Như lai nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy. Do nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy nên được gọi là Như lai. Đối với thế giới với Chư thiên, Ma vương, Phạm thiên, với chúng Sa môn và Bà la môn, với Chư thiên và loài người, Như lai là bậc toàn thắng, không ai có thể thắng nổi, bậc toàn kiến, bậc tự tại”. (Trích kinh Pàsàdika: Thanh tịnh kinh, tập IV, Digha Nikàya: Trường bộ kinh).


    LỜI BÀN: Đọc xong đoạn kinh này, chúng ta học một bài học thận trọng trong lời nói. Không những Như lai không nói lời hư vọng, không thật, không lợi ích. Dầu cho có chơn tánh, như thật, có lợi ích, Ngài biết thời trả lời câu hỏi ấy, trả lời một cách vắn tắt và thận trọng. Vì Như lai là vị nói phải thời, nói chơn chánh, nói như thật, nói có lợi ích, nói đúng Pháp, nói đúng Luật. Như vây mới gọi là Như lai. Câu sau này được các Phật tử Thái lan ghi chép, thêu và đan như một câu châm ngôn đáng được chiêm ngưỡng:

    Yathà vàdì, Tathàgato tathà kàrì, yathà kàrì, tathà vàdì, Hi yatthà vàdì, tathà kàrì, yathà kàrì, tathà vàdì, tasmà ta thà-gato ti vuccati. Như lai nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy. Do nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy, nên mới gọi là Như lai.

    Đoạn kinh này cũng làm chúng ta sáng mắt. Thường chúng ta xem những ai sơ cơ, mới tu hành, mới nhập đạo mới cần phải tu hành cẩn thận, mới phải nói sự thật, không nói dối. Còn những người tu lâu ngày thì có quyền uyển chuyển, tùy theo phương tiện hoàn cảnh. Đoạn kinh trên cho chúng ta rõ, chính Như lai còn phải tôn trọng sự thật một cách triệt để, còn phải làm đúng như điều đã nói và phải nói đúng điều đã làm, vì cớ vậy mới gọi là Như lai.

    THÍCH MINH CHÂU

    Tạp chí Tư Tưởng Thích Minh Châu
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleThích Nữ Trí Hải (Đường về): Trung đạo đệ nhất nghĩa
    Next Article Chân Văn Đỗ Quý Toàn (Đứng vững ngàn năm): Vang vang trời vào xuân

    Bài viết liên quan

    Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời: Duyên Khởi

    14/12/2022

    HT Thích Thanh Từ dịch: Kinh Lăng-già tâm ấn

    25/11/2022

    Thích Tâm Nhãn: Vua Nan-đà cùng Na-già-tư-na luận đạo

    15/11/2022
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    HT Thích Như Điển: Vài nhận xét về ”The Tale of Kiều” của dịch giả Vương Thanh

    09/02/2023

    Đạo Sinh chú: Đập vỡ Ta ra, để thấy Ta

    09/02/2023

    Khánh Hoàng: Vài nét về Thiền Định trong Tam Giới qua Duy Thức Học

    06/02/2023

    Thích Tâm Nhãn: Nền y học cổ đại của Phật giáo và bộ kinh giáo dục đạo đức y khoa

    05/02/2023
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Phật Giáo Úc Châu

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Thư Viện Hoa Sen

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2022, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version