Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook Twitter Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Home»THƯ VIỆN»Sách»Thích Nguyên Siêu: Lời thưa cho tác phẩm “Triết Lý và Thi Ca”
    Sách

    Thích Nguyên Siêu: Lời thưa cho tác phẩm “Triết Lý và Thi Ca”

    04/05/20215 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Email
    thap chuong chua hai duc
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    ht thich nguyen sieu triet ly va tho ca 2

    TRIẾT LÝ VÀ THI CA | PHILOSOPHY AND POETRY
    Tác giả: NGUYÊN SIÊU
    Phật Việt Tùng Thư xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ, 2021
    Tủ sách song ngữ Việt-Anh | Bilingual books
    Bìa và trình bày: Lotus Media | Vĩnh Hảo
    Ảnh bìa: Đại Hồng Chung Chùa Hải Đức, Nha Trang | An Trú chụp
    Phụ bản: Hạnh Tuệ | Hạnh Từ
    ISBN: 978-1-6671-4000-1
    © Tác giả và Phật Việt Tùng Thư giữ bản quyền.

    ______________

    LỜI NÓI ĐẦU

     

    ht thich nguyen sieu triet ly va tho ca 1Triết lý như nhụy hoa mà Thi ca như ong bướm. Nhụy hoa cho hương thơm, mật ngọt để nuôi lớn bướm ong. Triết lý như mặt trời mà Thi ca như tia nắng. Tia nắng có từ mặt trời, để sưởi ấm, nuôi lớn vạn vật. Triết lý như mặt trăng, mà thi ca như ánh trăng huyền diệu làm mơ hồ, huyễn hoặc, nên thơ, mộng tưởng bao thi nhân mặc khách. Triết lý là không lời mà thi ca thì đa ngôn, mỹ ngữ để chuyển tải ý thơ mà tác giả muốn nói. Vậy Triết lý và Thi ca là hai khung trời ẩn và hiện. Có và không. Chủ thể và đối tượng. Nhưng không hẳn là vậy mà là ước lệ của thi nhân gán ghép, dệt thành những phẩm tính hư ảo, lệ ngôn.

    Triết lý khô như vách đá. Thi ca ướt như sương đầm. Vách đá nhuốm hơi sương. Sương đầm tươi vách đá, cả hai hỗ tương nhau tạo thành sức sống như năng lượng phù trầm, tương dung tương nhiếp, một mực không rời.

    Nhơn duyên nào để Triết lý gặp Thi ca mà thành chuyện tư duy, trải nghiệm suốt một chặng đường dày dạn, luân lưu của cuộc sống. Có lẽ tâm thức đã góp phần vào cái tư duy, trải nghiệm ấy để tác thành một mẫu huyễn hoặc, phù trầm của kiếp nhân sinh. Những hình ảnh đơn sơ, dung dị; những tiếng cười, tiếng khóc hãy còn lảng vảng đâu đây. Lảng vảng như là một thứ Triết lý nhạt như sương và một thứ Thi ca mềm như sữa. Sương và sữa nương nhau để hiện hữu, để sinh tồn, để có, để không như một huyễn tượng trên đỉnh núi cao, trong lòng biển sâu. Triết lý và Thi ca như một cuộc đùa giỡn của ngôn ngữ từ thời xa xưa; từ thuở măng tơ của con người có mặt trên trái đất. Từ đó, con người có đời sống Triết lý như một thực tại và Thi ca là những lời nói, sự diễn đạt qua ý vị, tâm tình muôn thủa của con người. Thi ca như tiếng khóc của em bé và Triết lý như Mẹ cho con bú. Như thị Tướng. Như thị Tánh. Như thị Thể. Như thị Dụng… Như thị Cứu Cánh Bổn Mạt. Như thị là Như thị.

    Những gì được gởi gắm trong Triết lý và Thi ca chỉ như là một bông hoa khế ở lưng đồi. Một gác chuông quạnh hiu trên triền núi. Hay trong chiếc cốc của Ôn chơ vơ theo tháng năm mòn mỏi. Chiếc cốc còn đó mà Ôn giờ ở đâu? Một cội tùng già trên bờ sông lởm chởm đá, luôn che chở dòng nước đổ xuống từ nguồn suối cao, rì rào bất tận. Một chiếc tháp rêu phong. Thầy ung dung trong chiếc áo bạc màu nắng gió; thời gian phôi pha, mỏi mòn chẳng đợi chờ. Thầy đã ra đi như bao người đã ra đi. Ai còn lại như những bóng mờ hương khói, để biết thương yêu mà gìn giữ. Xin đừng tàn phá cơ đồ nước non…

    Xin được gởi gấm trong Triết lý và Thi ca một tấm lòng, một niềm tin yêu to lớn của thời măng tơ lên ngôi vô thượng giác. Một niềm tin yêu bất hoại, luôn được sống trăm kiếp, ngàn đời nơi đó.

    Cuối cùng như là một món quà được trao tặng cho bằng hữu, huynh đệ thân thương một cách khiêm tốn nhất.

    Cho phép để được cảm ơn quí Phật tử tận tình giúp đỡ về mọi phương diện. Cảm ơn Đạo hữu Diệu Kim, Nguyên Đức đã bỏ nhiều công sức, thời gian để dịch sang tiếng Anh. Hồi hướng tất cả đều được vuông tròn trong đời sống thánh thiện.

    Ba Mẹ, hai vị Đại thí chủ thân thương nhất đời của con.

    Chùa Phật Đà, Tu Viện Pháp Vương

    Ngày 15 tháng 01 năm 2021

    NGUYÊN SIÊU

    _______________________________

    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU | 9
    TƯ TƯỞNG | 15
    HẠT MẦM VƯƠN LÊN TỪ ĐẤT | 19
    NGỒI ĐÂY MỘT MÌNH | 25
    HỒI CHUÔNG CỔ TỰ | 35
    CÁI KHÓ KHUYÊN TÔI | 39
    NGỌN ĐÈN BẠCH LẠP | 45
    TRIẾT LÝ CON ĐƯỜNG MÒN | 51
    MẸ TÔI | 57
    CÁI CHUM ĐẤT | 65
    HAI TƯ TƯỞNG HAI CÁCH TU | 71
    QUÊ HƯƠNG CÓ MÁI CHÙA LÀNG | 77
    ĐỈNH ĐỒI KIM THÂN | 85
    LÊN ĐIỆN PHẬT | 93
    TRONG CÕI VÔ CÙNG | 101
    LÒNG TRONG SAO TẠC | 107
    MÂY NGÀN BAY THÁC GHỀNH CHẢY | 115
    THỊ HIỆN ĐỘ SANH | 123
    HÀNH TRÌNH GIÁC NGỘ | 179
    KHÚC GỖ TRÔI SÔNG | 191
    QUA BỜ KIA | 203

    LỜI THƠ HIỆN TỪNG TRANG
    TRĂM NĂM THOÁNG CHỐC MƠ MÀNG PHÔI PHA | 209

    CA TỪ | 259

    – Trăng Nước Đều Không 259
    – Lên Thăm Chùa Tôi 261
    – Hãy Thương Nhau 263
    – Tình Đồng Như Biển 264
    – Em Hãy Tập 265
    – Niệm Kim Cương 266
    – Phật – Con Một Nhà 267
    – Đêm Rừng Lửa Cháy 269
    – Điện Phật Chùa Tôi 270
    – Thiền Thất Tịch Liêu 272

    Thích Nguyên Siêu
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleTâm Đức Trần Quang Thuận (Cuộc đời của Đại lão HT Thích Đôn Hậu): Thời đại bão táp
    Next Article Thích Đức Thắng: Tứ niệm trụ

    Bài viết liên quan

    Nguyệt san Chánh Pháp số 126 | tháng 05.2022

    01/05/2022

    Huỳnh Kim Quang: Cỡi Tâm vào cõi lời

    28/04/2022

    Thích Giải Nghiêm: Tìm hiểu sự hình thành và phát triển thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Quảng Nam

    12/04/2022
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Thích Nhuận Thịnh: Mối liên hệ giữa nền văn học Avadāna và các kinh Đại thừa

    16/05/2022

    James Blumenthal: The Ever-Changing Forms of Buddhism

    16/05/2022

    Tâm Quảng Nhuận dịch Việt: Các hình thức luôn thay đổi của Phật giáo

    16/05/2022

    Nguyên Giác: Đức Phật ra đời, như mặt trời chói sáng

    16/05/2022
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Phật Giáo Úc Châu

    Thư Viện Hoa Sen

    Thư Viện Số Hóa Kinh Sách

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    Rộng Mở Tâm Hồn

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2022, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version