Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook Twitter Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
      • Chuyên mục khác
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Home»PHẬT GIÁO VIỆT NAM»Tưởng niệm»Tiểu Lục Thần Phong: Hoa sen lửa
    Tưởng niệm

    Tiểu Lục Thần Phong: Hoa sen lửa

    18/05/202312 Mins Read
    thich quang duc
    HT Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng, Sài Gòn vào ngày 11.6.1963.
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Ngược dòng thời gian khoảng sáu mươi năm về trước, bối cảnh miền nam nói chung đô thành Sài Gòn nói riêng, lúc bấy giờ vô cùng căng thẳng và ngột ngạt vì sự đàn áp tàn độc của Ngô triều đối với Phật giáo. Phật giáo đã đồng hành hơn hai ngàn năm với dân tộc, lịch sử thăng trầm của quốc gia và Phật giáo cũng gắn liền nhau, có những lúc phát triển rực rỡ như giai đoạn Lê-Lý-Trần và cũng có lúc thoái trào như giai đoạn Lê mạc, Pháp thuộc… Người Việt phần lớn là tín đồ Phật giáo hay đạo thờ cúng ông bà, tuy vậy hình ảnh đức Phật, Bồ tát, ngôi chùa, ông sư… in đậm trong tâm thức tất cả mọi người. Ấy vậy mà Ngô triều chỉ vì sự tư ý, vì vọng tưởng mà ra tay triệt hạ Phật giáo. Họ muốn biến Nam Việt thành một nước thiên chúa giáo và họ đã không từ bất cứ thủ đoạn tàn độc nào để thực hiện cho được âm mưu này.

    Đô thành và cả miền nam lúc này đi đâu cũng nghe câu: “theo đạo có gạo mà ăn”, “theo chúa thóc lúa đầy bồ”, “lên chức nhờ lực nhà thờ”… Ngay cả tổng thống Diệm cũng chỉ thị các quan chức cao cấp: “hãy đặt những cấp dưới theo đạo (thiên chúa) vào các vị trí quan trọng vì họ có thể tin được”. Nhiêu đó đủ thấy sự thiên lệch và dã tâm của Ngô triều.

    Có vô số những vụ bắt bớ thủ tiêu, cưỡng ép dân và viên chức chính quyền phải cải đạo, bao nhiêu quyền lợi vật chất lẫn tinh thần đều dồn hết cho đạo Thiên Chúa. Thậm chí năm 1959 tổng thống Diệm đã cung hiến quốc gia cho đức mẹ Maria.

    Thế rồi cờ Vatican được treo ở nơi công cộng nhưng cờ Phật giáo lại cấm. Cao trào lên đỉnh điểm khi nhà cầm quyền đàn áp đồng bào Phật tử ở cố đô Huế. Bức xúc bùng nổ, toàn thể Phật giáo đồ và dân chúng đứng lên tranh đấu đòi bình đẳng. Bản yêu sách năm điểm của Phật giáo được Ngô triều chấp nhận nhưng thực tế họ chỉ hoãn binh chứ không thực hiện

    Những ngày tháng tiếp theo là cả một sự đau thương thống khổ của Phật giáo, của tăng tín đồ Việt Nam, máu xương đã đổ, chùa viện đã phá, tăng tục đã bị bách hại. Pháp nạn càng lúc càng nguy hiểm, đứng trước sự tồn vong của Phật giáo, sự đau thương oan khốc của tăng, tín đồ. Bồ tát không thể ngồi yên. Bồ tát đã dấn thân cứu nguy. Ngài đã viết tâm thư gởi giáo hội tăng già, thư gởi tổng thống… Một đoạn tiêu biểu cho chí nguyện đại hùng, đại lực, đại từ bi của ngài:

    “…Tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo. Mong ơn mười phương chư Phật, chư đại đức tăng ni chứng minh cho tôi đạt thành chí nguyện như sau:

    1. Mong ơn Phật tổ gia hộ cho tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên ngôn.
    2. Nhờ ơn Phật gia hộ cho Phật giáo Việt Nam trường cửu bất diệt.
    3. Mong nhờ hồng ân chư Phật gia hộ cho chư đại đức tăng ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố, bắt bớ, giam cầm của kẻ gian ác.
    4. Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc…”

    Tâm nguyện chân thành tha thiết hết sức khiêm cung, đầy từ bi vẫn không lay động được dã tâm hung hiểm của Ngô triều. Bồ tát đã ngồi kiết già tự châm lửa rồi bắt ấn, lửa hừng hực cháy động cả đất trời, dưới soi sáng cả địa ngục, trên tận các cõi trời. Lửa lay động lòng người khắp thế giới, lửa đánh thức lương tâm nhân loại. Hình ảnh Bồ tát ngồi kiết già trong biển lửa tựa như một hoa sen, nét mặt bình thản an nhiên, toàn thân bất động không có bất cứ một cử chỉ nào tỏ ra đau đớn hay giãy dụa theo thói thường. Cả thế giới chấn động sâu sắc, nhân loại tiến bộ vô cùng cảm phục Bồ tát, hàng loạt thơ, văn viết để ca tụng ngài. Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã xúc động viết nên bài Lửa Từ Bi, trong ấy có những câu:

    Lửa, lửa cháy ngất tòa sen
    Tám chín phương nhục thể trần tâm hiện thành thơ, quỳ xuống cả
    Hai vầng sáng rưng rưng
    Đông tây nhòa lệ ngọc
    Chắp tay đón một mặt trời vừa mới mọc
    Ánh đạo vàng phơi phới đang bừng lên, đang dâng lên
    …

    Bài này là một tuyệt tác ca ngợi Bồ tát, khó có thể tìm thấy ngôn từ nào hay hơn nữa. Bồ tát hy hiến nhục thân để bảo vệ chánh pháp, bảo vệ Phật giáo Việt Nam. Bồ tát thiêu thân nguyện cho lửa soi sáng tâm mê muội của Ngô triều. Bồ tát ngồi bất động trong biển lửa còn những kẻ thủ ác ngồi trong dinh lại hoảng hốt manh động. Ngọn lửa thiêu thân của Bồ Tát đã làm cho lương tri nhân loại cảm thương và kính phục. Bài thơ TRUE PEACE của tác giả Sam Hamill có những câu:

    “What can it possible mean to make
     such a sacrifice to gift one’s life
     With some honor, but with digniti and conviction
     How can any man endure such pain and never cry and never blink
     And my friend said simply: “Thich Quang Duc had achieved true peace”.

    Stephen Watson cũng viết bài thơ tỏ lòng khâm phục và ngưỡng mộ Bồ tát, bài thơ lấy tên Bồ tát làm nhan đề: Thích Quảng Đức

    I’m no monk
    I’ve no gasoline can
    I’m no protect symbol
    I’m no match for the believe with struck match
    I believe in the unseen support of the choice
    I believe we can sing out, shout out, or flame out
    I believe we can’t tire out or put the fire out.

    Thật vô cùng nhiều những tác phẩm văn chương, thơ ca, tranh ảnh, nhạc họa, điêu khắc của thế gian tụng ca vinh danh Bồ Tát, mặc dù Bồ tát:

    Ngọc hay đá, chẳng cần ai tạc
    Lụa hay tre, nào khiến bút ai ghi.
    Vũ Hoàng Chương

    Không có gỗ, đá nào nào tạc được khí phách kim cang Bồ tát; chẳng có lụa hay tre nào ghi được hạnh nguyện vị tha, từ bi, vô úy của Bồ tát. Bồ tát ngồi trong biển lửa hay là hoa sen lửa? Thế gian này mãi mãi không thể quên hình ảnh bi hùng tráng lệ có một không hai. Hoa sen lửa tưởng chừng như huyền thoại hay cổ tích trong sách vở, nào ngờ lại là hiện thực ở giữa đô thành Sài Gòn. Hoa sen lửa tọa giữa một ngã tư đường phố Sài Gòn và hoa sen lửa đã khắc sâu vào tâm khảm của Phật tử Việt Nam, tâm khảm những người con Phật khắp nơi trên thế giới và cả nhân loại yêu chuộng hòa bình, bình đẳng, từ bi.

    Khi ký giả Malcolm Browne chụp bức ảnh khoảnh khắc Bồ tát thiêu thân và công bố khắp thế giới. Bức ảnh lập tức gân nên sự xúc động mãnh liệt, lương tri nhân loại rúng động đến nỗi thượng nghị sĩ Frank church thành viên của ủy ban quan hệ quốc tế đã thốt lên:

    “Người ta chưa từng chứng kiến cảnh tượng hãi hùng như thế này kể từ khi các vị thánh tử vì đạo dắt tay vào đấu trường La Mã nộp mình”.

    Sau khi Bồ tát thiêu thân để bảo vệ chánh pháp, nhục thân của Bồ tát được đưa đến An Dưỡng địa để thiêu nốt phần nhục thân còn lại. Một lần nữa cả thế giới sững sờ kinh ngạc vì một sự kiện không thể nghĩ bàn. Trái tim Bồ tát đã hóa thành bất diệt, còn hơn cả kim cang của thế gian này. Một trái tim kim cang bất hoại của một khí phách kim cang Na La Diên. Mặc dù được đốt mấy lần với ngọn lửa nóng đến bốn ngàn độ C, trái tim Bồ tát vẫn nguyên vẹn như thể Bồ tát ngồi bắt ấn bất động trong biển lửa giữa ngã tư đường phố Sài Gòn. Người ta có vận dụng kiến thức khoa học để giải thích cách mấy cũng không sao giải thích được hiện tượng có môt không hai này. Đây là một hiện tượng vượt qua lẽ thông thường, dùng lý luận của thế trí biện thông làm sao giải thích được! Trái tim bất diệt của Bồ tát ấy là chứng minh cụ thể công phu tu hành của ngài, biểu hiện của đại nguyện, đại trí, đại dũng, đại từ bi.

    Bồ tát đã vị pháp thiêu thân, cả thế giới rúng động, hầu hết loài người tiến bộ trên thế giới đều lên án Ngô triều, kêu gọi Ngô triều chấm dứt đàn áp Phật giáo, tiếc thay những con người quá hôn ám tàn độc chẳng những không chấm dứt sự vi phạm mà còn ngược lại trở nên tàn ác hơn, nham hiểm hơn, trực tiếp dùng quân đội, cảnh sát tấn công vào hệ thống chùa chiền trên khắp miền nam. Nối tiếp Bồ tát Quảng Đức, nhiều tăng ni khác lại tiếp bước vị pháp thiêu thân. Ngọn đuốc của Bồ tát và các thánh tử đạo khác đã không uổng, cuối cùng thì quân đội cũng không thể chịu đựng hơn được nữa. Họ đã đứng dậy lật đổ chế độ gia đình trị của họ Ngô, Thật đúng với lời cảnh báo và cũng là lời tiên tri của đại tá Mutukhan phó giám đốc nha tuyên giáo của chính phủ Thái Lan:

    “Vì đã đàn áp Phật tử Việt Nam, tổng thống Ngô Đình Diệm sẽ phải hứng chịu hết những tai họa dưới đủ mọi hình thức, nếu hiểu theo giáo lý nhà Phật, kể cả diệt vong và đọa địa ngục”.

    Đã sáu mươi năm trôi qua nhưng ánh lửa vị pháp thiêu thân của Bồ tát vẫn cháy sáng lung linh trong tâm tưởng của Phật giáo đồ, được khắc ghi trong Phật sử cũng như của thế gian sử. Một bài học trả giá quá đắt bằng xương máu, bằng những đau thương tang tóc. Phật sử xưa nay cũng từng chứng kiến không ít lần pháp nạn nhưng pháp nạn năm 1963 là là một sự kiện chấn động toàn thế giới và sự kiện Bồ tát vị pháp thiêu thân đã đánh thức lương tri của nhân loại, đồng thời chứng minh cho cả thế giới thấy sự khoan dung, nhẫn nhục, từ bi vô hạn của Phật giáo. Thà thiêu thân để cảnh tỉnh người chứ nhất định không làm hại người, Dùng chính thân mình làm thân giáo chứ nào chỉ có ngôn giáo không thôi!

    Bồ tát đã vị pháp thiêu thân, trái tim Bồ tát vẫn còn đây như một minh chứng cho sự viên thành đại nguyện, đại hùng, đại lực, đại từ bi.

    Tiểu Lục Thần Phong
    Ất Lăng thành, 0323

    painting TQD

    HOA SEN GIỮA BIỂN LỬA VÀNG

    Phừng phừng lửa cháy ngất trời
    Thế nhân rúng động rụng rời tâm can
    Hoa sen giữa biển lửa vàng
    Sáng soi đến cả ba ngàn hư không.

    Lòng từ cao cả mênh mông
    Thiêu thân thức tỉnh người ngông nghênh cuồng
    Quốc gia đạo pháp cội nguồn
    Cớ sao bách hại ra tuồng vô minh.

    Sắc- không bát nhã tâm kinh
    Bồ tát vô úy lặng thinh vững ngồi
    Đại bi hạnh nguyện thề bồi
    Giữ gìn chánh pháp để đời truyền lưu.

    Đại hùng, đại lực vô ưu
    Hoa sen lửa giữa oán cừu rỗng rang
    Trái tim bất diệt kim cang
    Chứng minh đạo hạnh hành trang thánh hiền.

    Ẩn thân trong chốn cửa thiền
    Bảo vệ chánh pháp thệ nguyền thiêu thân
    Cầu cho đất nước nhân dân
    Sống trong hạnh phúc bình an thái hòa.

    Tiểu Lục Thần Phong
    Ất Lăng thành, 0323

    bt quang duc

    HOA SEN LỬA CÚNG DƯỜNG

    Lửa bừng lên bọc nhuc thân bồ tát
    Lửa từ bi át nhật nguyệt quang minh
    Lửa nhiệm mầu trời đất quỷ thần kinh
    Lửa nghiệt ngã nỗi điêu linh quốc độ.

    Hà khắc trị khiến dân tình đau khổ
    Tàn độc thay bách hại Phật giáo đồ
    Một sớm mai ngồi ở giữa thành đô
    Ngài bắt ấn nhập vô tam muội hỏa.

    Biển lửa hồng ngài thiêng liêng hiển hóa
    Đóa sen vàng trong lửa hiện pháp tòa
    Siêu đông tây, khắp pháp giới chói lòa
    Cõi nhân quần mắt lệ nhòa khấp bái.

    Người Nam Việt cõi lòng đau tê tái
    Cung kính ngài đấng trưởng tử Như Lai
    Lửa thiêu thân soi sáng đường ngày mai
    Gọi người mê trên vũ đài chính trị.

    Hoa sen lửa vững tinh thần vô úy
    Thượng cúng dường hạ hóa độ từ bi
    Nhục thân ngài dù cháy chẳng hề chi
    Tim bất diệt không có gì hoại được!

    Thân tứ đại thần oai nghi dũng lược
    Tinh tấn tu cả huệ, phước nhị nghiêm
    Trong thiền môn tri túc với cung khiêm
    Bồ tát ẩn thật khó tìm giữa chúng.

    Thọ pháp nạn lòng không hề nao núng
    Giữa hận thù tâm rất mực bao dung
    Lượng bồ tát mênh mông quá không trung
    Ngọn đuốc sáng soi muôn trùng tăm tối.

    Tất hết thảy đồng vây quanh quỳ gối
    Đảnh lễ ngài giữ giềng mối Phật môn
    Từ thành đô đến hoang dã sơn thôn
    Tràn cảm khái ngập tâm hồn kính ngưỡng.

    Thân tùng bách khí khái đại tượng vương
    Bóng cà sa lồng lộng phủ miếu đường
    Hoa sen lửa bậc bồ tát cúng dường
    Hạ chúng sanh thượng thập phương chư Phật.

    Tiểu Lục Thần Phong
    Ất Lăng thành, 0323

    Tiểu Lục Thần Phong
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleBhikkhuni Thanh Nha: Buddha and Nature as Depicted in Aśvaghoṣa’s Buddhacarita
    Next Article Tâm Thiệt: Những đóm lửa đấu tranh

    Bài viết liên quan

    Vĩnh Hảo: Lửa tam muội

    05/06/2023

    HT Thích Phước An: Nhớ lại 60 năm – Hòa thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân

    29/05/2023

    Tiểu Lục Thần Phong: Vài điều căn bản

    27/05/2023
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Thích Tâm Nhãn: Mùa an cư – Nguồn gốc nghi thức cúng Quá đường và giá trị tu tập tâm linh

    06/06/2023

    Nguyệt san Chánh Pháp số 139 | tháng 06.2023

    05/06/2023

    Vĩnh Hảo: Lửa tam muội

    05/06/2023

    Nguyên Giác: Mừng Phật Đản, nghĩ về Thiền Tông

    05/06/2023

    Tỷ kheo Thích Thái Hòa: Cảm niệm Phật Đản – Phật lịch 2567

    31/05/2023

    Trang tưởng niệm Huynh trưởng Nguyên Tín Nguyễn Châu, Vụ trưởng GĐPT Vụ

    30/05/2023

    Thanh Nguyễn: Nhật ký một Phật tử [P2]

    30/05/2023

    HT Thích Phước An: Nhớ lại 60 năm – Hòa thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân

    29/05/2023

    GHPGVNTN: Thông Điệp Phật Đản PL 2567

    27/05/2023

    Tâm Minh Ngô Tằng Giao: Cuộc đời Đức Phật Thích Ca

    27/05/2023
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Phật Giáo Úc Châu

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Thư Viện Hoa Sen

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2023, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version