Close Menu
Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook X (Twitter) Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
      • Chuyên mục khác
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Trang chủ » Trần Kiêm Đoàn: Ngậm ngùi tiễn biệt nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương

    Trần Kiêm Đoàn: Ngậm ngùi tiễn biệt nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương

    25/12/20217 Mins Read
    Ton Nu Hy Khuong a
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Chuẩn bị mở quà Giáng sinh năm 2021 và đón năm mới dương lịch 2022 thì được tin nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương vừa ra đi, tôi nhớ ngay bốn câu thơ đã trở thành “Poetry Logo” gắn liền với tên tuổi của chị mà ai cũng sẽ rất ngạc nhiên nếu có một vị nào đó không thích:
    Còn gặp nhau thì hãy cứ vui,
    Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
    Lợi danh như bóng mây chìm nổi
    Chỉ có tình thương để lại đời.
    (Còn gặp nhau)

    Sở dĩ bốn câu thơ nhẹ nhàng, đơn giản và đại chúng đó trở thành “biểu tượng thi ca” của chị vì nó vừa nói lên một điệu sống quá hài hòa và tươi mát, vừa là lời minh họa cho chính cuộc đời riêng tư và nghệ thuật của chị.

    Trong thế hệ Chiến Tranh Việt Nam, có hai nữ nghệ sĩ người Huế được dân Huế và đối tượng thưởng ngoạn nghệ thuật khắp nơi hâm mộ tài năng đã đành nhưng còn yêu chuộng phong cách sáng tác và trình diễn nghệ thuật: Đó là ca sĩ Hà Thanh và nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương.

    Giáo sư Trần Thanh Đạm đã viết về chị Hỷ Khương:
    Vốn biết thi nhân là hiếu nữ,
    Nào hay thi sĩ cũng tình nhân.
    Hiếu tình ai dễ hai bề trọn,
    Tình hiếu mười phân đẹp bội phần…

    Từ phía bên này của nửa vòng trái đất, xin được đốt một cây hương thật quý để tưởng nhớ về chị.

    Tôn Nữ Hỷ Khương tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Hỷ Khương, sinh năm 1937 tại Vỹ Dạ (Huế). Chị là ái nữ của nhà thơ nổi tiếng Ưng Bình Thúc Giạ Thị. Các thi phẩm đã xuất bản: Đợi mùa trăng (1964), Mộng thanh bình (1970), Còn gặp nhau (1999), Bâng khuâng tình khúc (2001), Hãy cho nhau (2004), Nước vẫn xanh dòng (2004) và hồi ký Hồi ức cha tôi (1996, tái bản 2002)…

    Và bài thơ cuối cùng của chị mà tôi được đọc là Hãy Cho Nhau. Bốn câu mở đầu nói đến biến cố trọng đại nhất của một kiếp người là cái chết, nhưng lời thơ và ý thơ tự tại như một thiền sư thị tịch:
    Một cơn gió nhẹ thoảng qua,
    Dễ đưa ta đến lìa xa cõi đời.
    Để kết thúc một kiếp người,
    Mong manh như hạt sương rơi đầu cành.

    Thơ Tôn Nữ Hỷ Khương phản ánh trung thực hoàn cảnh xuất thân, khuynh hướng sáng tạo thi ca và dự phóng cuộc đời rất nề nếp, thuần hậu và cổ kính. Phong cách sống của một tôn nữ đã mở ra cánh cửa thi ca vừa vặn, không phóng khoáng mở tung hay hừng hực bứt phá. Bởi vậy, hai tập thơ đầu Đợi Mùa Trăng (1964) và Mộng Thanh Bình (1970) từ lời thơ cho đến tư tưởng êm đềm như nước sông Hương. Hành trình sáng tạo thi ca 50 năm của Tôn Nữ Hỷ Khương là một dòng nhật ký đầy hương hoa và sương khói của tóc thề áo trắng; tuy biền biệt sương khói ngây ngất mà không làm… chết người bởi cảm xúc và ân tình rất Huế! Cái tài hoa “con nhà… tôn nữ” cũng nhảy múa nhưng êm đềm như phụng vũ hoàng cung; không xảo diệu vỡ bờ như Nguyễn Thị Hoàng, Túy Hồng, Nhã Ca… bay vút ra ngoài bốn cõi của cảm xúc và suy niệm.

    Thật thú vị khi Đỗ Hồng Ngọc điểm thơ Tôn Nữ Hỷ Khương thành “thơ nói” bởi những khái niệm cách tân, siêu thực, cải biên, lập dị… hoàn toàn vắng bóng. Tác dụng của tất cả các loại hình nghệ thuật không nằm ở hình tướng mà là dấu ấn cảm xúc sâu, cạn hay đậm, nhạt khi thưởng thức nghệ thuật. Thơ của Tôn Nữ Hỷ Khương đi vào tâm cảm của người đọc rất dễ dàng, trôi chảy và đồng điệu với đời thường.

    Nhớ lần cuối (2013) tôi và Lê (nhà tôi) ngồi uống cà phê với chị Hỷ Khương ở một quán xanh ven sông Sài Gòn, sau khi chị chia sẻ cảm tưởng thú vị đọc những bài viết của tôi về Huế, chị hỏi tôi vì sao tôi thích thơ chị. Lời phát biểu chỉ giới hạn trong 3 chữ. Tôi suy nghĩ và trả lời khá nhanh: Hiền, dễ, thanh. Chị cười thích thú và bắt tôi giải thích đầy đủ ba từ đó. Tôi nói đủ ý kiến của mình về thơ chị rằng, Hiền: là bản chất của thơ chị bởi cả lời thơ, tứ thơ và hồn thơ đều rất “con nhà” và rất Huế. Dễ: Thơ chị không quanh co với triết lý cao xa hay đầy ảo tưởng mà phát xuất từ dòng đời hiện thực nên người đọc ở trình độ nào cũng tiếp thu dễ dàng. Thanh: vì thơ chị là tiếng hát ca dao và nhuốm mùi đạo lý phương Đông cùng tư tưởng Nho và Phật giáo. Rứa là chúng tôi được chị thưởng một gói hột sen Tịnh Tâm mang về Mỹ.

    Mới đó mà nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương đã vĩnh viễn đi rồi!

    Lần gặp nhau cuối cùng, chị đọc bài thơ Về Quê Ăn Tết của tôi và khen hai câu:
    Gặp nhau cứ kể như lần cuối,
    Nâng chén cười tan nỗi ngậm ngùi.

    Tôi nói với chị đó là tư tưởng Phật Giáo, tôi chỉ lặp lại và đem vào thơ.

    Chị Hỷ Khương thương kính ơi! Chị ra đi cũng êm đềm như dòng đời và cả nghìn bài thơ của chị. Xem vô thường là hữu thường để không còn chi mà ngậm ngùi nuối tiếc “cuộc hồng trần xoay vần quá ngán” nầy. Nếu có chăng duyên nghiệp trùng trùng thì con đò thơ một đời đã chở đầy duyên lành và nghiệp thiện của chị sẽ đưa chị về bờ bên tê thinh không an lạc.

    Xin bái biệt chị. Trăng lặn. Hoa tàn. Và có một vần thơ!

    Sacramento, chiều mùa Giáng sinh 2012
    Trần Kiêm Đoàn

    [box type=”shadow” align=”” class=”” width=””]

    Ton Nu Hy KhuongTôn Nữ Hỷ Khương (1937-2021)
    Tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Hỷ Khương, sinh năm 1937 tại Vỹ Dạ (Huế) là con của nhà thơ nổi tiếng Ưng Bình Thúc Giạ Thị. Bà đã xuất bản các tập thơ Đợi mùa trăng (1964), Mộng thanh bình (1970), Còn gặp nhau (1999), Bâng khuâng tình khúc (2001), Hãy cho nhau (2004), Nước vẫn xanh dòng (2004) và hồi ký Hồi ức cha tôi (1996, tái bản 2002)…

    CÒN GẶP NHAU

    Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
    Chuyện đời như nước chảy hoa trôi,
    Lợi danh như bóng mây chìm nổi
    Chỉ có tình thương để lại đời.

    Còn gặp nhau thì hãy cứ thương
    Tình người muôn thuở vẫn còn vương,
    Chắt chiu một chút tình thương ấy
    Gửi khắp muôn phương vạn nẻo đường.

    Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi
    Bao nhiêu thú vị ở trên đời,
    Vui chơi trong ý tình cao nhã
    Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời.

    Còn gặp nhau thì hãy cứ cười
    Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi
    Cho hương thêm ngát, đời thêm vị
    Cho đẹp lòng tất cả mọi người.

    Còn gặp nhau thì hãy cứ chào
    Giữa miền đất rộng với trời cao,
    Vui câu nhân nghĩa, tròn sau trước
    Lấy chữ chân tình gửi tặng nhau.

    Còn gặp nhau thì hãy cứ say
    Say tình, say nghĩa bấy lâu nay
    Say thơ, say nhạc, say bè bạn
    Quên cả không gian lẫn tháng ngày.

    Còn gặp nhau thì hãy cứ đi
    Đi tìm chân lý – lẽ huyền vi
    An nhiên tự tại – lòng thanh thản
    Đời sống tâm linh thật diệu kỳ.[/box]

    Trần Kiêm Đoàn
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleThích Nguyên Hiệp: Phương tiện thiện xảo trong Phật giáo Đại Thừa
    Next Article Vĩnh Hảo: Ước hẹn ngày mới

    Xem thêm

    Vĩnh Hảo: Nẻo về

    03/06/2025

    Tiểu Lục Thần Phong: Sở tri chướng

    20/05/2025

    Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn: Làng Mai – 43 năm hoa khai chánh niệm

    20/05/2025
    Add A Comment
    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Tiểu sử Hoà Thượng Thích Minh Giác

    09/06/2025

    Tâm Quảng Nhuận: Đọc Tâm Thư như đọc lại chính mình

    06/06/2025

    Nguyệt san Chánh Pháp số 163 | tháng 6.2025

    03/06/2025

    Vĩnh Hảo: Nẻo về

    03/06/2025

    Tiểu Lục Thần Phong: Nghệ sỹ tuồng kiệt xuất

    03/06/2025

    HT Thích Nguyên Siêu: Giới thiệu ‘Hành trạng chư Tổ thi tập’ của TT Thích Chúc Hiền

    29/05/2025

    Thích Nữ Thanh Trì: Lược sử về việc phiên dịch Phật điển ra chữ Hán

    27/05/2025

    Tiểu Lục Thần Phong: Sở tri chướng

    20/05/2025

    Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn: Làng Mai – 43 năm hoa khai chánh niệm

    20/05/2025

    HT Thích Thái Hòa – Đạo từ Lễ kỷ niệm 90 năm hình thành và phát triển GĐPT Thừa Thiên

    17/05/2025
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Phật Giáo Úc Châu

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Thư Viện Hoa Sen

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    GÐPTVN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam (Quốc nội)

    Sen Trắng | BHD GĐPTVN tại Hoa Kỳ

    © Copyright 2024, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version