Giữa khung cảnh an tĩnh của lúc đầu Xuân, kẻ hậu học xin cúi đầu tưởng niệm bậc tiền bối hữu công: cụ Tâm Minh Lê Ðình Thám. Chắc bạn rõ, không phải là sự ngẫu nhiên mà tôi ngồi đây, trong căn chái nhỏ, để viết về con người và sự đóng góp của cụ đối với Phật giáo nói chung và đối với tổ chức Gia đình Phật tử nói riêng. Thật là một con người đầy đạo tâm và sức sống. Lắm lúc, vì hơi ốm yếu, tôi đã mong ước mình có được phần nào tâm chí vững mạnh và đầy lý tưởng của cụ.
Một câu chuyện xưa:
Tôi xin phép được bắt đầu với bạn bằng một câu chuyện xưa. Lúc tôi mới vào chùa, làm điệu, có tham dự những buổi học tập kinh điển và giới luật hàng tuần. Có khi vào buổi tối, sau giờ đi học ở trường, mà cũng có khi vào ngày cuối tuần. Tôi còn nhớ, hôm đó, thầy Tịnh Từ, hiện nay là Viện trưởng tu viện Kim Sơn, dạy chúng tôi về bản văn “Ðại thừa Kim Cang Kinh luận” do hòa thượng Viên Giác của tòng lâm Giác Hải ở Vạn Giã, Nha Trang dịch giải. Thầy thường tìm cách lồng vào bài học là các câu chuyện ở chùa để gián tiếp dạy bảo anh em chúng tôi.
Thầy kể lại rằng, cụ Tâm Minh lúc đó rất lưu tâm đến việc đào tạo Tăng tài để gánh vác công việc Phật sự mai sau. Và vì nhờ am hiểu cả hai nền tân học và cựu học, tức là Hán văn và Tây học cho nên cụ được quý Ôn mời dạy cho quý Thầy tại Phật học đường Báo Quốc. Chúng ta đừng quên, cụ vừa là một Phật tử thuần thành gần gũi với giới bình dân và cũng là một bác sĩ y khoa của hàng trí thức khoa bảng. Bản chất của cụ là một con người thông minh, ham học nhưng đồng thời cũng rất khiêm nhượng, tôn kính chư Tăng. Do đó, mà trước khi bước lên bục hay ngồi vào bàn để giảng dạy, cụ đều đảnh lễ chư Tăng, mà lúc đó là học trò của cụ trên nguyên tắc, và chắc chắn có thầy tuổi còn kém hơn cụ rất nhiều.
Ðã gần hai mươi năm trôi qua, vậy mà tôi vẫn chưa quên sự xúc động của tôi lúc đó. Hẳn nhiên, tôi đã biết gì đến hạn khiêm cung của bồ tát Thường Bất Khinh trong kinh Pháp Hoa đâu. Tôi chỉ hình dung ra một con người, có đôi mắt sáng, đầy sự cương quyết trong lòng, và đặc biệt hơn hết, có cả trái tim của một vị Bồ Tát sống đúng với Chánh pháp. Tôi nghĩ, chưa kể đến những điều hiểu biết mà cụ trao truyền cho các học tăng, chỉ cần thái độ khiêm cung đó cũng đủ chất liệu cho một bài học vô giá rồi. Trong chúng ta, ai cũng có một bản ngã rất lớn lao mà qua bao đời kiếp ta đã tìm đủ mọi cách để củng cố, để tô bồi thêm. Khó khăn hơn nữa là khi có quyền hạn trong tay, ở vào một địa vị cao hơn người khác một chút, là ta đã để cho cái “bản ngã vị kỷ” đó tự tung tự tác, không kể gì đến sự tương kính, nhường nhịn. Khó thay cho chúng ta mà cũng đáng phục thay thái độ sống của một người cư sĩ Phật tử biết trọng Phật, kỉnh Tăng với hiểu biết của trí óc và chân thành của con tim.
Con người lý tưởng:
Năm tháng trôi qua, xúc động của hôm đó và hình ảnh cụ Tâm Minh tiếp tục ở lại trong lòng, sáng bước với cuộc đời tu hành của tôi. Tôi thường quan niệm, con đường Phật giáo là con đường hài hòa giữa mình với ta. Phật đã chế định giới luật và chỉ bày cách sống cho cả hai giới tại gia và xuất gia. Trên hết, trên con đường phụng sự lý tưởng giác ngộ, Tăng Ni và tín đồ cần có sự tương kính, hỗ trợ lẫn nhau, làm đẹp cho nhau. Do đó, tôi thường tìm cơ hội để gần gũi, tìm hiểu, học hỏi ở những vị cư sĩ đạo tâm, chuộng đời sống bình dị để có thể tích cực tu tập Chánh pháp. Nhân duyên đưa đẩy, tôi lại chọn con đường sinh hoạt với tuổi trẻ, mà trong đó có hình ảnh của Gia đình Phật tử, của chiếc áo lam thân yêu đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi từ lúc còn bé.
Lại thêm một lần không ngờ, đầy thích thú, khi tôi phát giác ra cụ Tâm Minh cũng là một trong những người đầu đàn thành lập và nuôi dưỡng tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam. Thì ra, cụ không chỉ là một người gần gũi với chư Tăng mà cũng là một con người đầy lý tưởng, muốn tạo một sức sống cho những người trẻ tuổi biết đạo đức, biết tôn quý những giá trị tinh thần. Chúng ta hãy đọc lại mục đích của tổ chức áo Lam: “Ðào tạo những thanh thiếu niên trở thành những công dân tốt của xã hội, sống theo tinh thần Phật pháp”. Thật là một việc làm rất ý nghĩa và đem lại lợi ích lớn lao cho gia đình và xã hội. Dĩ nhiên, chính cá nhân của các huynh trưởng và đoàn sinh Gia đình Phật tử đã được thánh hóa, chuyển hóa khi theo đúng đường lối này.
Càng tìm hiểu thêm về con người của cụ, chúng ta càng kính phục sự hoạt động bền bỉ, đầy hăng say của cụ. Một trong những nhân chứng sống mà tôi được tận tai nghe là hòa thượng Mãn Giác. Với giọng bình dân của người miền Trung, hòa thượng kể cho một số anh em tăng sinh trẻ tuổi nghe về cụ Tâm Minh và các hoạt động của Gia đình Phật tử lúc đó. Thầy nói: “Cụ Tâm Minh hăng hái lắm. Ra khỏi phòng mạch là đi thẳng về chùa, rồi hội họp với lớp trẻ lúc đó, như Võ Ðình Cường, chị Hoàng Thị Kim Cúc, có cả thầy Minh Châu nữa, lúc đó chưa xuất gia. Bộ tướng thì nhỏ người mà răng làm việc quá sức hăng say. Các thầy, ai cũng thương cụ”. Ðã hơn 50 năm trôi qua, cho đến hôm nay hình ảnh con người đầy nhiệt huyết của cụ vẫn có thể làm mẫu mực cho chúng ta.
Nuôi dưỡng tuổi trẻ:
Có một câu hỏi hơi thừa nhưng chắc chắn là không vô ích mà chúng ta có thể đặt ra ở đây: tại sao cụ Tâm Minh và những người tiên phong lúc đó lại đặt nặng vấn đề nuôi dưỡng và giáo dục tuổi trẻ? Có người hy hiến cả đời mình cho tuổi trẻ không biết nhọc mệt, không than van gì cả. Trải qua 20 năm sống ở xã hội Tây Phương, chắc chắn đa số chúng ta đã thấy tuổi trẻ ở quốc gia nào mà bị băng hoại thì sẽ kéo theo một sự đổ vỡ lớn lao và lâu dài trong các sinh hoạt tại quốc gia đó. Ðối với cộng đồng Việt Nam chúng ta cũng vậy, có nuôi dưỡng thanh thiếu niên giữ được những nét truyền thống văn hóa thì chúng ta mới có hy vọng ở một tương lai tốt đẹp hơn. Hơn nữa, giáo lý nhà Phật lại có nền tảng hợp với sức sống của tuổi trẻ và tinh thần khoa học hiện đại thì chúng ta lại có nhiều triển vọng hơn và, dĩ nhiên, rất an tâm, đầy tin tưởng khi chọn con đường giáo dục tuổi trẻ. Vả lại, con đường mà Gia đình Phật tử Việt nam đã trải qua suốt nửa thế kỷ nay đã để lại nhiều chứng tích tốt đẹp và chứng nghiệm hùng hồn không ai chối cãi được.
Nhìn lại đội thiếu niên hay một chúng thiếu nữ quây quần bên nhau trong một lớp Việt ngữ, hay trong một khóa Phật pháp, chúng ta có cảm tưởng gì? Có hy vọng không? Rằng mai đây, các em lớn lên sẽ có thể đóng góp gì cho xã hội các em đang sống? Phải nói là chúng ta tràn trề hy vọng chứ. Tương quan nhân quả cho phép chúng ta nhận định như vậy. Bây giờ, các em đến với những sinh hoạt đạo đức tâm linh và học hỏi được những điều hay lẽ phải thì mai đây các em sẽ đem ra áp dụng trong đời sống và có thể làm đẹp cuộc đời, làm tốt cho con người. Vì vậy, bao nhiêu công trình mà người trước, và ngay cả bây giờ, quý anh, chị huynh trưởng các cấp đang đầu tư vào công cuộc nuôi dưỡng và giáo dục tuổi trẻ sẽ không vô ích chút nào; trái lại, hướng dẫn được tuổi trẻ theo con đường chơn chánh thì chúng ta vẫn còn có nhiều triển vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn.
Hoài niệm người xưa mong mỏi cho hôm nay:
Cả hai, bạn à. Chúng ta sắp sửa bước vào thế kỷ 21 với những tiến bộ quá mau của kỹ thuật, khoa học, trong khi đó, giá trị của đạo đức tâm linh lại theo đà xuống dốc thảm hại. Theo luật chung của cuộc đời thì phải vậy, hơi có nhiều tiền một chút thì mình lại ham chơi, quên ngồi thiền, xao lãng việc tìm hiểu về đời sống tâm linh. Nhưng ai kia thì có thể như vậy, chứ chẳng lẽ mình lại nhắm mắt, bỏ đàn em đang trông chờ sự thương yêu dẫn dắt của chúng ta!
Tôi thiết tha nhắc lại hình ảnh của cụ Tâm Minh là để chúng ta, trước hết học hỏi ở một con người lý tưởng, ham phụng sự, sau nữa, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm một hướng đi thích hợp với tuổi trẻ. Chúng ta cần học hạnh khiêm nhường của cụ và học cách nhường nhịn lẫn nhau. Theo tôi, hơn lúc nào hết, bây giờ chúng ta cần có những con người biết hy sinh cho lợi ích chung và có thể dung hòa cho cả hai thế hệ vốn dĩ luôn luôn có sự xung đột, khác biệt. Họ đang ở đâu? Làm gì? Nếu có thể đốt nến mà tìm ra được những con người đó thì bạn có chịu đi với tôi để cầu thỉnh, để gần gũi mà học hỏi những đức tính tốt của họ không?
Thật là may mắn nếu ở trong một tập thể mà có được hình ảnh những Phật tử biết uyển chuyển để có thể chấp nhận những ý kiến bất đồng. Rồi cũng trong chiều hướng vị tha, phóng xả, cố đem hết sức mình dâng hiến cho tổ chức mà họ sẵn sàng ngồi lại để cùng làm việc với nhau thì đó là những viên ngọc vô giá. Ðầu năm, đốt nén tâm hương, tưởng niệm cụ Tâm Minh như là một lời cần nguyện chân thành: xin anh linh của Cụ soi đường cho đàn hậu tấn, cho màu Lam vững bước tiến trên đường dẫn dắt tuổi trẻ, thương yêu tuổi trẻ.
Thượng Tọa Thích Từ Lực trong một buổi hạnh ngộ anh chị em lam viên,
nhân tang lễ Cố Hòa Thượng Thích Hạnh Tuấn | Ảnh: Quảng Pháp
Who’s Tam Minh In 21st Century?
In the very serene early Spring, the posterior generation student bows his head in memory of merits of the anterior scholar, the respectable elder Tam Minh Le Dinh Tham. It is well known that it would not by pure chance I could be sitting here, in a small annexed room, and jolting down on the person and his great contribution to Buddhism in general and in particular, to the Buddhist Family Organization. What a man of true inner religious heart and strength! Many times, because of rather fragile health, I had wished I would have some level of his strength and full of idealism.
An old anecdote:
Am I permitted to start with an old story? In the early days of entering into pagoda life, only to be exactly a young novice, an infant little monk (chu dieu), every month I had to be present at Sutras and Cannon studies. Sometimes at night after schooling, sometimes on weekends. In my still vivid memory, that day, venerable Tinh Tu, presently Abbot of Kim Son Monastery, was teaching us on Great Wheel Diamond Sutra , translated and explained by most venerable Vien Giac of the school Giac Hai of Van Gia, in Nha trang. He had very often inserted in his preaching stories of pagoda to indirectly educate us.
He said that respectable Tam Minh was then very much concerned about forming a talented Sangha for tomorrow Buddhist affairs. For his erudition in both modern and old fashioned education, that is Chinese and Western studying, he was invited by most vulnerable to teach monks at Bao Quoc Buddhist Academy. It is noted that he was a devoted Buddhist, a man of populace and as well a medical doctor, and truly intellectual. He was very intelligent, always eager for learning, but also very a person of modesty, respecting Sangha or Buddhist clergy; most of them were in principle his students and his age over-passed theirs, but he always bowed in front of them, before taking the preacher seat.
It’s been almost 20 years, I have never forgotten my emotions at that time. Of course, I didn’t know about the wonderful modesty of Bodhisattvas Thuong Bat Khinh in Phap Hoa Sutra; I could only figure out his eyes were very keen, full of determination; and the most striking trait was that he had a Bodhisattvas heart, conducting his life strictly to Righteous Dharma. I thought, not mentioning knowledge he transferred to his student monks, his modesty was an invaluable teaching material. Inside everyone has a very big self that has through many incarnations fortified and enlarged itself; and it becomes more critical when it goes along with growing power, higher position than its neighbor, the “selfish self” is allowed to act wildly, despite mutual respect, concession. It is difficult for us, but admirable for a living attitude of a laic Buddhist turned into an unofficial monk who knows how to worship Buddha, respect monks with mindfulness and a true heart.
A man of idealism:
Years after years, emotion of that day and his figure continue to remain in my mind going in pair with my monastery life. My conception is that the road to Buddhism must be the one of harmony, of balance between us and our self. Buddha has instituted canon and showed the way to both sects, in house and off home. First of all, for the service of enlightenment ideal, Sangha or clergy or monks and followers must show out mutual respect, help each other, embellish each other. Therefore, I used to seek occasion to approach, study, learn from in-heart religious laic-monks, who prefer simple life in order to be more active in retraining self activities according to True Dharma. By Chance, I am working with the Youth, in which I recognize a statue of Buddhist Family, of the beloved Grey color shirt, that had nourished me since childhood.
Once more it was an interesting chance, when I discovered that Sir Minh Tam was also one of the first founders and supporters of the Vietnamese Buddhist Family. He was not only close to Monks but also a man of idealism, who wished to provide a new view about life to the Youth, a respect to ethics lines and rightful esteem to spiritual values. Let us repeat here once the aim of the Grey Color Shirt organization: “To form the Youth into good citizens for the society, prepared to willingly apply Buddhist ideals in life”. It’s a very meaningful action; it would benefit a lot of families and society. Of course, it would be the causes of leaders and members of the Organization that should have been sanctified, transformed when following these guidelines.
The more we go deeply into his life, the more we would be amazed and admire his active life, persistent and ardent. One of my living witnesses is the most venerable Man Giac. With a popular Central Vietnam accent, he told some young novice monks about Minh Tam and Buddhist Family activities of that time. He said: “Minh Tam is very fervent, when out of his office he went straightly to pagoda, met the then young such as Vo Dinh Cuong, miss Hoang thi Kim Cuc, and also venerable Minh Chau, at that time not a monk yet. His stature is small, but he works so ardently, every venerable love him”. More than 50 years have passed, but up until the present time, his passionate image may still play the role model for us.
Support the Youth:
A question that seems excluded and wasteful but still useful to be put out here: Why on earth, did Tam Minh and Pioneers of that time stress upon nurturing and educating the Youth? Some people would sacrifice their lives without any complaints on their health and pain and sweat. After 20 years in Western society, we recognize assuredly that in any country when the Youth sink in undesirable decadence, it would bring out a countrywide disastrous and lasting fallout. For the Vietnamese community, if we know how to nurture the Youth with our cultural traditions, then we could believe in a better future. Moreover, because the Buddhist teachings can provide a base that fits to the growth of the Youth and the modern scientific spirit, we could have much better expectations; and so, when we choose to educate the Youth, we could be more secure and confident in the future. Still further, the path that the Vietnamese Buddhist Family had gone through for half a century, have engraved many good achievements and irrefutable conclusive proofs.
What do we have in mind, when witnessing a boy team or a group of girls meeting together in a Vietnamese classroom or in a session of Buddhist teaching? Any hope at all? Tomorrow when grown up, could they contribute to the society they are living in? We have to say that we could hope so. The cause and effect correlation allows us to confirm so too. Presently, they come to ethical and spiritual activities and learn right from wrong, good from bad; in the future they are going to apply them to life, to embellish it, to do good things to mankind. Thus, through many works from anterior generation and present promotion, senior leaders of all ladders, men or women, are investing in nurturing and educating the Youth wouldn’t be useless at all; in the contrary, leading the Youth on the right track, we still have plenty of hope for a better future.
Remember the past for the hope of tomorrow:
We’re doing both. We are going to enter the gate of the 21st century with tremendous fast progress in technology, science; meanwhile spiritual and ethical values desperately decline. It’s the common law of life. When possessing a little bit more money, we are inclined to pleasure, forget to take refuge, overlook studies of spiritual life. But for whomever it could be so; we could not afford to close our eyes, abandon youngsters that are expecting our love and our lead.
Recalling the figure of Mr. Tam Minh, I have the intention to remind that, first we have to learn from a man of ideal, eager to serve, and consequently we must strive much more in finding an appropriate way for the Youth. We have to learn of his modesty, and tolerance and concession between ourselves. I think more than any other time that presently we need people who know how to sacrifice for the common benefits and interests and to mingle two generations often prone to different competitive fights and clashes. Where are they? What are they doing? In case if we have to start torches to look for them, are you willingly ready to go with me in imploring and inviting them and to approach them in order to learn those good qualities from them?
It could be very fortunate that in a collection of people, there would be some Buddhist figures who may be tolerant enough to accept dissident opinions; and in unselfishness and open mind trying their best to serve the organization, they could sit down together and work together, they must be invaluable jades or gems. For the beginning of the new year, offering a spiritual incense, in memory of Mr. Tam Minh, as in a true and loyal prayer, I am begging his spirit to show the right way for posterior, to help the Grey Color group progress firmly in leading the Youth, and loving the Youth.
By Thich Tu Luc
Hoa Dam translated