Close Menu
Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook X (Twitter) Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
      • Chuyên mục khác
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Trang chủ » Thích Nguyên Siêu: Trí Quang, người con của mẹ, người hùng của chính Ôn, bậc thượng nhân của thời đại

    Thích Nguyên Siêu: Trí Quang, người con của mẹ, người hùng của chính Ôn, bậc thượng nhân của thời đại

    10/10/20214 Mins Read
    ht tri quang 1
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Đọc Trí Quang Tự Truyện, chúng ta thấy tình Mẹ như là một hạnh nguyện Bồ Tát để Ôn thành bậc Cao Tăng. Mẹ là chất liệu yêu thương xây thành đài hoa rực rỡ để Ôn ngự tọa suốt một đời làm Thầy tu. Ôn thường nhắc đến Mẹ. Ôn thường canh cánh về Mẹ bên lòng khi còn sanh tiền. Trước khi “chết” Ôn về quê thăm Mẹ, lạy tình thương của Mẹ từ thuở ấu thơ.

    Đọc Trí Quang Tự Truyện, nghe như hương nguyền của một thời xưa. Mẹ con bên chiếc đèn dầu leo lét trong đêm mà tư duy: “Thưa, Mẹ mới nói chậm rãi, “giữa một Thầy tu mà Mẹ đã mơ ước, với một Thầy cúng quê mùa như ai, Mẹ phân vân hết sức.” Mẹ đã gom góp từng hạt tư duy ấy để xâu kết thành ước mơ Ôn là một Thầy tu. Mẹ của Ôn là vậy đó. Mẹ của Ôn mà cũng là Bồ Tát của Ôn. Bồ Tát Mẹ đã hướng dẫn Ôn đi, đã cho Ôn xuất gia đầu Phật để tu thành Bậc Xuất Trần Thượng Sĩ. Bậc Long Tượng Thạc Đức trong chốn nhà Thiền. Chúng ta có thể nói Mẹ là tất cả trong trái tim của Ôn.

    Đọc Trí Quang Tự Truyện, để chúng ta cảm nhận hai nguồn năng lượng truyền cho nhau giữa Mẹ và Ôn như hai khối tình bất tuyệt: “Thế là đã rõ. Nhưng Thầy đã rõ trước. Thầy ra nhà lúc mới xế bóng. Mẹ chào hỏi. Thầy nói nhẹ nhàng. “Chị ơi, xưa, người ta có con Thừa Tướng dễ hơn có con Cao Tăng.” Mẹ thưa liền: “Tôi không biết bàn tính với ai. Định chiều vào Thầy thì Thầy đã ra, và đã có ý kiến. Có thể không có gì phải phân vân nữa.”

    Mẹ và Ôn đồng tình cho Ôn đi tu để làm Cao Tăng mà không màng đến Thừa Tướng để hưởng bổng lộc triều đình, mũ cao áo rộng, huyễn tướng của thế tục. Kể từ đấy, Mẹ là Bồ Tát của Ôn và Ôn là Cao Tăng của Mẹ.

    Đọc Trí Quang Tự Truyện, để khẳng định và minh chứng một lần nữa hạnh nguyện xuất trần của bậc Thượng sĩ không bị mờ nhạt bởi hương hoa phù phiếm của thế gian. “Đêm đó, tôi trang trọng thưa Mẹ: “Lấy vợ, làm Thầy cúng, quá dễ. Nhưng không dễ, hoàn toàn không dễ, cho Mẹ con mình. Con đi tu là lời nguyền của Mẹ, bây giờ nói khác đi sao được?”

    Đã nguyền rồi thì phải giữ “thệ hải minh sơn”, thề non hẹn biển làm sao có thể tan được. Nhất là lời “Nguyền” của Bồ Tát, mang hạnh nguyện xây dựng đời con thành bậc Cao Tăng trong hàng Chúng Trung Tôn – Tăng Bảo. Từ đó, ai có thấy chí xuất trần khi còn là thời măng tơ, non trẻ. Cho đến hôm nay, qua hình ảnh Tang lễ của Ôn.

    Nói đến cái Hùng của Ôn là cái Đại Hùng, Đại Bi, Đại Trí. Cái Hùng của Bồ Tát Phổ Hiền vì hạnh nguyện độ sinh mà mang áo giáp nhẫn nhục vào đời 5 trược. Cái Bi cứu khổ trầm luân cho chúng sinh mà Bồ Tát Quan Âm phát nguyện tầm thinh cứu độ. Cái Trí xuất trần của Bồ Tát Văn Thù soi sáng mà suốt một đời Ôn đã dùng cái Trí đó để soi tỏ từng bước chân đi. Vậy Hùng, Bi, Trí là chất liệu tác thành mà qua bao nhiêu thế đạo nhiễu nhương, thăng trầm, thành bại, Ôn đã vượt qua và đi trên tất cả, để nghe lời Di Huấn của Ôn. Lời Di Huấn của bậc Thượng Nhân đơn sơ, mộc mạc, nhưng đầy tình đời nghĩa đạo. Di Huấn rằng:

    1. Sau giờ chết rồi độ 6 giờ là liệm.
    2. Liệm rồi các Pháp tử lạy ba lạy rồi là đưa ra xe tang.
    3. Không bàn thờ, bát nhang, báo tang, thành phục, đưa đám, phúng điếu.
    4. Chuyển đến lò thiêu, thiêu rồi đem về chùa làm tuần, chung thất, trăm ngày, Tiểu tường và Đại tường.
    5. Mỗi lễ chỉ tụng một trong các kinh: Địa Tạng, Kim Cương, Bồ Tát Giới, Pháp Hoa và Thủy Sám.
    6. Mỗi lễ đều không thông báo và mời ai dự cả.

    Sáu điều Di Huấn như là một Bản Thanh Quy trong chốn nhà Thiền để cho người sau noi dấu. Chính là cái Trí và Bi của bậc Thượng Nhân đã thẩm thấu, liễu tri được lòng nhân thế mà không rườm rà, hình thức tốn kém, giữa một đất nước đang cần tích cực xây dựng hơn nữa để cho có được chiếc áo, chén cơm đến với người dân cùng khổ.

    Cuối cùng, bằng kinh nghiệm các Bậc Tổ Đức Thiền Sư thường để lại bài Kệ Ấn Chứng Sở Ngộ của mình, thì nơi đây, trong lò thiêu Bộ Xương Sọ đã được đốt lại ba lần nhưng vẫn không bị thiêu hủy. Thượng Nhân Trí Quang đã để lại Bộ Xương Sọ trắng tinh tuyền, như Kim Cương Bất Hoại. Kết tinh một trí tuệ siêu việt, vượt thoát nơi chốn trần lao.

    Nhất tâm đảnh lễ Đức Trí Quang Thượng Nhân Bồ Tát.

    San Diego, ngày 14 tháng 11, 2019
    Khể thủ,
    Thích Nguyên Siêu

    cao bach tang le duc truong lao ht tri quang
    Cáo bạch tang lễ
    Thích Nguyên Siêu
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleTâm Quang: Hòa thượng Chơn Giám Trí Hải – Tổ khai sơn Bích Liên Tự và dòng kệ truyền thừa
    Next Article Kimura Taiken | Thích Quảng Độ dịch Việt: Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận

    Bài viết liên quan

    Nguyên Siêu: Tuệ Sỹ đạo sư, Người đã ra đi mà vết tích chưa nhòa

    04/12/2023

    Khất sĩ Thích Giác Chinh: Điếu văn thành kính tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Tuệ Sỹ Thích Nguyên Chứng

    01/12/2023

    Tiểu sử Hòa Thượng THÍCH TUỆ SỸ

    24/11/2023
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Viên Linh: Ni Sư Trí Hải và Ngọa Bệnh Ca

    08/12/2023

    Hội đồng Hoằng Pháp ấn hành: Kỷ yếu Tri ân Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ (PDF)

    06/12/2023

    Toại Khanh: Ai điếu Hòa thượng Tuệ Sỹ

    04/12/2023

    Nguyên Giác: Thầy Tuệ Sỹ: Như Voi Giữa Trận Tiền

    04/12/2023

    Nguyên Siêu: Tuệ Sỹ đạo sư, Người đã ra đi mà vết tích chưa nhòa

    04/12/2023

    Võ Quang Nhân: Khảo luận Nālandā: Truyền Thừa, Truyền Nhân và Giáo Pháp (PDF)

    02/12/2023

    Tâm Huy Huỳnh Kim Quang: Xưng tán Ân Sư, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

    02/12/2023

    Điện Phân Ưu về sự viên tịch của Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ

    01/12/2023

    Nguyệt san Chánh Pháp số 145 | tháng 12.2023

    01/12/2023

    HT Thích Tuệ Sỹ: Đạo Từ – Lễ hiệp kỵ tưởng niệm Chư vị Tôn sư, Ân sư của GĐPTVN năm 2022

    01/12/2023
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Phật Giáo Úc Châu

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Thư Viện Hoa Sen

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2023, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version