Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook Twitter Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Home»Tiêu điểm»Thích Thái Hòa: Pháp của người lãnh đạo
    Tiêu điểm

    Thích Thái Hòa: Pháp của người lãnh đạo

    16/09/20214 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Email
    IMG 4254ajpg a
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Người lãnh đạo muốn thành công phải thực hành mười pháp như sau:

    1- Chánh tâm và đại tâm: Người lãnh đạo phải biết phát khởi tâm nguyện chơn chánh và rộng lớn, bằng cách đem mạng mạch của mình mà hiến dâng cho mạng mạch của tổ chức; phải biết lấy vinh nhục, thăng trầm của tổ chức làm vinh nhục, thăng trầm của đời mình và phải biết hiến dâng thọ mạng của mình cho thọ mạng tồn tại của tổ chức. Và không phải chỉ hội nhập sinh mệnh của mình với sinh mệnh của tổ chức với nhau trong một đời mà nhiều đời, cho đến khi viên thành đại nguyện.

    2- Dĩ thân tác chứng: Muốn khuyến khích người khác đoan chánh, thì trước hết mình phải đoan chánh; muốn khuyên dạy người khác đạo đức, thì trước hết là mình phải sống có đạo đức. Mình và người đều đoan chánh và sống có đạo đức, khiến cho đạo đức tự thịnh trị, xã hội tự đoan chánh, thanh bình và tổ chức tự vững mạnh một cách có ý nghĩa.

    Xã hội có trật tự và đạo đức bắt nguồn từ nơi những người đứng đầu xã hội mà ra và xã hội mất ổn định và đạo đức, cũng bắt đầu từ nơi những người đứng đầu xã hội mà có.

    Người đứng đầu xã hội hay đứng đầu tổ chức là tấm gương sáng, nên phải lấy việc tu thân để làm cho gương của mình được sáng, gọi là “dĩ thân tác chứng”.

    3- Tôn trọng hiền nhân: Người lãnh đạo muốn an bình quốc gia, vững mạnh tổ chức, họ phải có khả năng tôn trọng các bậc hiền tài. Bậc hiền tài thì lúc nào và ở đâu, họ cũng xem vinh hoa như miếng giẻ rách, xem lợi danh như đôi giép bỏ.

    Vì vậy, người lãnh đạo quốc gia phải có khả năng biết lắng nghe, học hỏi những vị hiền tài để thiết lập chính sách an dân lâu dài khỏi bị lầm lỗi.

    4- Phải biết tề chỉnh thân thích: Phải biết hiếu kính cha mẹ, thuận thảo với anh chị em trong thân tộc, khiến cho người lãnh đạo tề chỉnh được thân quyến, ngay trong thân quyến không có sự oán thù. Thân thích tề chỉnh là cơ sở vững chãi, khiến cho người lãnh đạo có thể vươn mình cao hơn, để tạo ra và lãnh đạo những tổ chức lớn rộng.

    5- Kính quý những người trợ lý: Người lãnh đạo phải biết kính quý những người trợ lý, giúp việc, khiến cho những người ấy đem hết lòng chân chính mà yểm trợ, làm cho những kẻ dua nịnh, không thể dối lường.

    6- Khen thưởng đúng công trạng: Phải biết xét đúng công trạng của những cộng sự để khen thưởng đúng lúc, đúng đối tượng, không sai lệch, không thiên vị.

    7- Thương mến nhân viên như con: Người lãnh đạo tổ chức biết thực tập thương nhân viên như con, thương người trợ lý như bạn, chắc chắn những người ấy sẽ phục tùng và ủng hộ sự lãnh đạo của mình.

    8- Trọng đãi bách công: Người lãnh đạo đất nước phải biết chiêu mộ và trọng đãi các nhà công nghệ, các nhà sản xuất, để họ đem hết lòng thành mà sản xuất những nhu yếu phẩm cho xã hội tiêu dùng, nhằm ủng hộ cho quốc gia hay tổ chức của mình, khiến cho quốc gia hay tổ chức của mình không bị đóng khung, mà trái lại trở thành một tổ chức của mọi thành phần xã hội và tồn tại một cách nghiễm nhiên trong sự phát triển của dân tộc và nhân loại.

    9- Biết đãi ngộ đối với những người cùng tổ chức và những người dân đến từ xa xứ: Người lãnh đạo biết trọng đãi những người như vậy, thì người dân bốn phương sẽ quần tụ để yểm trợ và tuân phục sự lãnh đạo của mình.

    10- Biết tôn trọng, giao hảo và học hỏi từ những tổ chức khác: Người lãnh đạo quốc gia hay tổ chức phải biết khiêm cung và cầu tiến mà đối xử với các quốc gia khác, với các tổ chức khác, phải biết tôn trọng và học hỏi những cái hay, những cái đẹp, từ những quốc gia khác, từ những tổ chức khác, để làm phong phú và đa dạng cái hay, cái đẹp của đất nước mình, của tổ chức mình.

    Mười pháp nầy là nguyên tắc căn bản cho những ai muốn thành công trên cương vị của một người làm thủ trưởng hay làm một nhà lãnh đạo tổ chức hoặc đất nước.

    Thích Thái Hòa
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleNguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn: Gieo hạt giống lành (Giáo dục trong Gia đình Phật tử)
    Next Article Trần Trọng Trí: Đôi điều về Phật giáo trong văn học Việt Nam

    Bài viết liên quan

    Tâm Quảng Nhuận dịch Việt: Các hình thức luôn thay đổi của Phật giáo

    16/05/2022

    Khánh Hoàng: Mẹ hiền Cửu Long

    13/05/2022

    HT Thích Thái Hòa: Từ Quy y đến Quy y nhất thừa

    12/04/2022
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Thích Nhuận Thịnh: Mối liên hệ giữa nền văn học Avadāna và các kinh Đại thừa

    16/05/2022

    James Blumenthal: The Ever-Changing Forms of Buddhism

    16/05/2022

    Tâm Quảng Nhuận dịch Việt: Các hình thức luôn thay đổi của Phật giáo

    16/05/2022

    Nguyên Giác: Đức Phật ra đời, như mặt trời chói sáng

    16/05/2022
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Phật Giáo Úc Châu

    Thư Viện Hoa Sen

    Thư Viện Số Hóa Kinh Sách

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    Rộng Mở Tâm Hồn

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2022, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version