Close Menu
Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook X (Twitter) Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
      • Chuyên mục khác
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Trang chủ » Nguyên Thành Lê Văn Hoàng: Sự phát triển của Gia đình Phật tử qua các giai đoạn

    Nguyên Thành Lê Văn Hoàng: Sự phát triển của Gia đình Phật tử qua các giai đoạn

    19/02/202176 Mins Read
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    B. SỰ TIẾN TRIỂN TỪNG MẶT CỤ THỂ QUA CÁC GIAI ÐOẠN

    Nội dung

    Toggle
    • SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GÐPT QUA CÁC GIAI ÐOẠN
    • Sách – Tài liệu tham khảo và trích đoạn:
    •  LỜI NÓI ĐẦU
    • SỰ TIẾN TRIỂN CỦA GÐPT QUA CÁC GIAI ÐOẠN
    • A. GÐPT QUA CÁC GIAI ÐOẠN
      • I. GIAI ÐOẠN DUYÊN KHỞI
      • II. GIAI ÐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
      • III. GIAI ÐOẠN THỐNG NHẤT VÀ TRƯỞNG THÀNH
    • B. SỰ TIẾN TRIỂN TỪNG MẶT CỤ THỂ QUA CÁC GIAI ÐOẠN
      • I. SỰ TIẾN TRIỂN VỀ PHƯƠNG DIỆN “PHÁP LÝ HÓA”:
      • II. TIẾN TRIỂN VỀ CƯƠNG LĨNH:
    • C. CÁC YẾU TỐ LÀM NÊN LỊCH SỬ
      • I. MỘT MỤC ÐÍCH TRONG SÁNG, THỰC TẾ, ÐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI:
      • II. TRUNG THÀNH VỚI LÝ TƯỞNG
      • III. KHÔNG ÐỂ CHÍNH KIẾN RIÊNG TƯ LÀM HOEN Ố LÝ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA GIA ÐÌNH PHẬT TỬ
      • IV. SỰ GIÀ DẶN, CHÍNH CHẮN TRONG MỌI ỨNG XỬ
      • V. GÂY ÐƯỢC LÒNG TIN TRONG XÃ HỘI BẰNG CHÍNH HÀNH ÐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HÀNH ÐỘNG
    • C. KẾT LUẬN

    I. SỰ TIẾN TRIỂN VỀ PHƯƠNG DIỆN “PHÁP LÝ HÓA”:

    • Năm 1947, Tổng Trị Sự Hội Phật Học Trung Phần ra quyết định thừa nhận Gia đình Phật Hóa Phổ.
    • Danh hiệu Gia đình Phật tử Việt Nam được khai sáng vào năm 1951 để thay thế danh hiệu Gia đình Phật Hóa Phổ.
    • Tổ chức GÐPT đã được ghi vào bản Ðiều lệ của Hội Phật giáo Việt Nam tại Trung Phần (tức Hội Việt Nam Phật học) điều thứ 5, khoản C:
      “Tổ chức Gia đình Phật tử khắp nơi Hội hoạt động, gồm có tất cả Nam, nữ Phật tử thuộc thanh niên, thiếu niên và đồng niên.”
    • Trong Nội quy trình của Gia đình Phật tử, thuộc Hội Phật học Việt Nam (năm 1952), điều thứ nhất có ghi:
      “Chiếu điều thứ 2 và 21 của Bản điều lệ và khoản 54 Bản nội quy của Hội Phật học Nam Việt thành lập một Ban lấy danh hiệu là Gia đình Phật tử để chuyên trách đào tạo các con em đúng với tinh thần Phật giáo”.
    • Trong Nội quy – 1964, Ðiều 1 đã ghi:
      “Chiếu điều thứ 14 của Hiến chương lập ngày 4.1.1964. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có một tổ chức giáo dục thanh niên lấy danh hiệu là Gia đình Phật tử Việt Nam.
      Tổ chức này nằm trong Tổng vụ Thanh niên (Gia đình Phật tử vụ) của Viện Hóa Ðạo”.
    • Ðến năm 1965 và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có tu chỉnh bản Hiến chương của Giáo hội nên “Nội quy GÐPTVN – 67” có thay đổi phần trên để phù hợp với hiến chương:
      “Chiếu điều thứ 16 chương 2 của Hiến chương lập ngày 14.12.1965, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có một tổ chức Giáo dục…”(như phần được ghi trên).Ðúng như một đàn anh của chúng ta phát biểu: “GÐPT khai sinh và lớn lên bằng chánh pháp chứ không phải tồn tại bằng luật pháp”. Suốt từng ấy năm sinh hoạt, GÐPT chỉ vỏn vẹn hợp pháp hoàn toàn chỉ có 11 năm.Nhưng hợp pháp và được xã hội chấp nhận lại là hai lĩnh vực khác nhau. Ðàn anh chúng ta đã chọn trường hợp thứ hai vì hiểu rất rõ rằng đáp ứng đúng nhu cầu xã hội mới là thế vĩnh hằng.Chúng ta đã đáp ứng được nhu cầu của các em hiện nay chưa?

    II. TIẾN TRIỂN VỀ CƯƠNG LĨNH:

    “Mục đích”:

    • Trong thời kỳ sơ khởi: Trong các tổ chức giáo dục thanh thiếu niên Phật giáo, đoàn viên chỉ hiểu giản dị rằng:“Với ý nghĩ, lời nói và việc làm chân chính của người Phật tử, em xây dựng gia đình”. Câu này vừa là mục đích, vừa là châm ngôn cũng được xem như luật.
    • Trong thời kỳ còn là Gia đình Phật hóa Phổ, thì mục đích của tổ chức là:
      “Ðào tạo những Phật tử Chân chính, xây dựng hạnh phúc Gia đình trên nền luân lý Phật giáo”.
    • Ðến năm 1951 được đổi lại:
      “Mục đích của GÐPT là Huấn luyện thanh, thiếu, đồng niên về ba phương diện: Trí dục, Ðức dục, Thể dục trên nền tảng Phật giáo để đào tạo thành những Phật tử Chân chính”
    • Năm 1957 khi Hội Việt Nam Phật Học thay đổi danh hiệu là Hội Phật giáo Việt Nam tại Trung Phần, thì trong Ðại hội Huynh trưởng tháng 8/1958 phần tu chỉnh nội quy về “mục đích” được đổi là:
      “Mục đích của GÐPT là đào tạo những thanh niên và đồng niên thành những Phật tử chân chính để phục vụ Chánh pháp và thành những hội viên xứng đáng của hội”
    • Năm 1964 – Mục đích (Nội quy-1964) được tu chỉnh rất gọn nhưng rất đầy đủ, được giữ cho đến ngày nay:
      “Ðào luyện thanh thiếu, đồng niên thành Phật tử chân chính, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo”.
    • Qua 4 lần “tu chỉnh” phần “mục đích” ta vẫn thấy “căn bản” của tổ chức với mục đích chính của mình: “Ðào tạo những Phật tử Chân chính” còn “vế” kia được thay đổi theo từng bước tiến của tổ chức và phải “phù hợp” Ðời và Ðạo, phù hợp qua mỗi thời kỳ “chuyển biến” của xã hội và Ðạo pháp…
    • Danh hiệu Gia đình Phật hóa Phổ (1940-1951) gợi lên cho chúng ta ý niệm Phật hóa Gia đình. Căn bản (lúc bấy giờ) là Gia đình. Ðây là lúc mà nền văn minh vật chất Tây phương đang làm lung lạc căn bản đạo đức của cơ cấu hạ tầng quốc gia. Hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ. Vì thế mà tổ chức nhằm mục tiêu cá nhân (Ðào tạo thành Phật tử chân chính) và gia đình hầu đem lại hạnh phúc cho mọi gia đình.
    • Gia đình Phật tử năm 1951 nhận lãnh nhiệm vụ mới, “huấn luyện… trên 3 phương diện: Trí dục, Ðức dục và Thể dục.
    • Năm 1954-55 trở về sau, Phật giáo chịu đựng nhiều chèn ép, khủng bố, nên nhiệm vụ đầu của Phật tử nói chung và GÐPT nói riêng phải “bảo vệ Chánh pháp” nên “Mục đích” được sửa đổi lại thành: “Ðào tạo… thành những Phật tử chân chính để phục vụ chánh pháp và thành những hội viên xứng đáng của Hội.”
    • Sau cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam vào năm 1963 cho bình đẳng tôn giáo và công bình xã hội, Phật giáo bước qua một giai đoạn mới, giai đoạn kiến tại xã hội, đem lý tưởng hòa bình cố hữu của Phật giáo để phục vụ dân tộc thì “Mục đích” GÐPTVN được nâng lên thành một “sứ mệnh”. Không còn là “đào tạo” hay “huấn luyện” mà là một tập thể thống nhất, vừa “đào tạo” vừa “huấn luyện” để tất cả đều trở thành những Phật tử chân chính hầu sẳn sàng góp phần của mình trong sứ mệnh xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo”. Một xã hội chân chính gồm những phần tử chân chính, những con người chân chính.
    • Giai đoạn 1964 là giai đoạn trưởng thành của tổ chức, cả tổ chức bước vào xã hội, và lấy xã hội làm mục đích phục vụ của mình.
    • Nhưng phục vụ bằng chính nội lực của mình, do đó mục đích chính vẫn là “thành một Phật tử chân chính”, để phục vụ một cách chân chính, kiến tạo một xã hội chân chính.
    • Trong bài diễn văn đọc tại Ðại hội toàn quốc 1953, anh Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Phần nêu rõ mục đích chính này và được coi như một bản tuyên ngôn cho đường lối đi vào cuộc đời của tổ chức GÐPTVN:“Ðạo cần phải tuôn xuống, phải lan ra, phải thấm vào cuộc đời, bồi bổ cho nó, như nước thấm nhuần trong lòng đất. Ðạo không thể xa cuộc đời. Hễ xa là cằn cỗi, là ráo khô và không còn nghĩa sống nữa, Ðạo phải ở trong Ðời, phải phụng sự cõi đời. Nhưng ngược lại Ðời cũng phải ở trong Ðạo. Nếu Ðạo theo Ðời mà không hoán cải được cuộc đời, buông lung theo Ðời để phải mất gốc, mất bản sắc thì Ðạo không còn là Ðạo nữa, vì nó đã mất nhiệm vụ cao cả là hướng dẫn, là chỉ đường. Nói cách khác: Ðạo không thể đi một đường mà Ðời đi một đường, Ðạo với Ðời phải đi sát liền nhau.”

    Châm ngôn:

    • Song song với “Mục đích” qua từng giai đoạn ta thấy:
      Khi còn là Gia đình Phật Hóa Phổ thì “châm ngôn” chung cho tất cả các lớp tuổi là: “HÒA THUẬN – TIN YÊU – VUI VẺ”Từ 1951 trở đi, thì có hai châm ngôn tuy khác nhau về từ nhưng chứa đựng một ý nghĩa sâu xa, biểu hiện một sự nối tiếp tiến đến “Lục hòa” của Phật giáo mà ta sẽ thấy trong những luật của Gia đình Phật tử.”Châm ngôn” của GÐPT từ 1951 đến 1964 là:
      Dành cho đồng niên, nam nữ Phật tử là: “Hòa thuận – Tin yêu – Vui vẻ”
      Dành cho thanh, thiếu niên nam nữ Phật tử là: “Bi – Trí – Dũng”
    • Từ 1964 trở về sau thì chỉ còn một châm ngôn duy nhất cho mọi lứa tuổi:
      Ðó là: “Bi – Trí – Dũng”.
    • Ðáp ứng nhu cầu xã hội, GÐPT từng bước trưởng thành, không thể bo bo trong khuôn khổ gia đình “măm vú mẹ” – GÐPT đã phải đối mặt với xã hội – Trang bị tinh thần Bi Trí Dũng cho đoàn sinh ngành Thiếu và sau đó cả ngành Oanh là việc tất yếu.
    • Như vậy, khuôn khổ gia đình trước đây chỉ là hình bóng cũ, còn được giữ gìn trân trọng trong cách ứng xử nội bộ, được xem như một luân lý, trong sinh hoạt tu học giữa các đoàn viên với nhau, là chất keo gắn bó mọi thành viên phức tạp thành một khối thống nhất. Nhưng về nội dung sinh hoạt, ý hướng tiến lên nó đã có một nội dung hoạt động xã hội – xứng đáng với một phong trào xã hội đã trưởng thành.

    Luật GÐPTVN:

    Từ ý niệm giản dị: “Với ý nghĩ, lời nói, việc làm chân chánh của người Phật tử, em xây dựng gia đình”. Ngày càng ý thức được vai trò của mình, trui rèn bản lĩnh, nhận trách nhiệm trước xã hội như một Phật tử, có trách nhiệm.

    • Nhận lĩnh trách nhiệm lớn lao hơn, càng phải tự rèn luyện bản thân mình. Anh chị đã ý thức sâu sắc rằng: Muốn tạo sự tin cậy để thành tựu không gì hơn phải xứng đáng được tin cậy.

    Ta xem lại các “Luật”, so sánh và nghiệm xét, rút được cái tinh túy của nó:

    Thời kỳ Gia đình Phật Hóa Phổ ta có đến 10 điều luật:

        1. Phật tử đọc kinh và niệm Phật.
        2. Phật tử kính mến cha mẹ, thuận thảo với anh, chị em.
        3. Phật tử nhơn từ đối với người và vật.
        4. Phật tử lựa bạn tốt và mến thương bạn.
        5. Phật tử vui buồn cùng chia, nhắc nhủ nhau tránh dữ làm lành.
        6. Phật tử giữ gìn lời nói ôn hòa.
        7. Phật tử thật thà, siêng năng, thứ tự, sạch sẽ.
        8. Phật tủ sống dian dị và điều độ.
        9. Phật tử bình tĩnh và lạc quan.
        10. Phật tử làm tròn bổn phận.
        • Qua 10 điều luật trên, chúng ta thấy trong thời kỳ sơ khởi, tinh thành Phật giáo chưa được triển khai triệt để. 10 điều luật còn chịu ảnh hưởng của quan niệm luân lý đương thời và nền luân lý Khổng Mạnh cũng như chịu ảnh hưởng của Luật Hướng Ðạo, lúc này cũng đang phát triển và có ảnh hưởng tại Việt Nam. Nó cũng chưa gọn gàng, còn phản ảnh “tập thói quen tốt” của “Luân lý giáo khoa thư”. Quả thật nó chưa đem được tinh túy Ðạo Phật vào Luật. Chưa có tính phổ quát và nặng nề hình thức.
        • Từ 1951 trở về sau thì các em Oanh Vũ (tức là Ðồng niên Nam Nữ) có 3 luật riêng theo lứa tuổi của mình:
          1. Em luôn tưởng nhớ Phật.
          2. Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh, chị em.
          3. Em thương người và vật.

    Còn đối với Thanh, Thiếu Niên (Nam, Nữ) và luôn cả cho Huynh trưởng thì có 5 điều:

        1. Phật tử quy y Phật – Pháp – Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
        2. Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.
        3. Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.
        4. Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
        5. Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến lên đường Ðạo.
        • Quả là một vước tiến khá lớn trong tư duy khi đưa ra 3 và 5 điều luật trên cho 2 thành phần trong GÐPT. Vừa có tính khoa học, thích hợp tâm sinh lý, giáo dục tính cao và hơn hết là đưa được toàn bộ tinh thần Phật giáo vào nội dung giáo dục tuổi trẻ – đưa vào một cách nhẹ nhàng hợp lý, hay ho và thú vị. Ðọc luật như đọc một bài thơ, đưa luân lý Phật giáo vào thẳng tâm thức tình cảm con người. Dù anh có bạc đầu, dù anh có đọc hàng ngàn lần, anh vẫn xúc động khi đọc Luật như mới lần đầu tiên – Còn cách giáo dục nào tốt đẹp hơn chăng? Giữ giới đâu phải là tuân lệnh.

    Cơ cấu tổ chức:

    Về Trưởng Ban HD:

    • So sánh: Nội quy trình – 1951, về chức vụ “Trưởng Ban Hướng Dẫn” thì ta thấy (lúc bấy giờ) ghi là: “Trưởng Ban Hướng Dẫn GÐPT Tổng Hội sẽ do Tổng trị sự hội Việt Nam Phật học giới thiệu một số người có khả năng trong GÐPT để Hội nghị Phật tử toàn phần bầu ra cho Tổng trị sự duyệt y (Tỉnh Hội cũng như thế).
    • Nội quy – 1951 (và về sau) thì được đổi và ghi: (Trước là: Tổng trị sự giới thiệu một số người, từ đó Hội nghị chọn 1 trong những người được Tổng trị sự giới thiệu… (cũng chưa được quyền GÐPT để cử, giới thiệu với Tổng hội…)
    • Bây giờ thì: Do đại hội trực tiếp bầu… ở Trung Ương cũng như ở cấp Tỉnh.
    • Nội quy – 1964 lại còn ghi thêm: Vị Trưởng ban là một Huynh trưởng GÐPT và đương nhiên là Vụ trưởng GÐPT Vụ trong Tổng vụ thanh niên của Viện Hóa Ðạo”.
    • Tại sao lại có phần ghi thêm này?
    • Việc GÐPT phải “giành quyền” để cho đại hội GÐPT bầu vị Trưởng ban của mình, đã là một “cuộc đấu tranh nội bộ giành quyền trưởng thành”… cho nên phải dùng rõ ràng những chữ”… là một “Huynh trưởng” và chữ “đương nhiên là Vụ trưởng”.
    • Ngay cả việc thêm chữ “đương nhiên” (đáng lý không cần thiết) cũng vẫn phải để, để tránh mọi sự ngộ nhận (đó là qua kinh nghiệm thực tế).

    Về các Ủy viên:

    • So sánh: Nội quy – 1964, dưới phần “các Ủy viên” không có đề nghị gì cả.
    • Trong Nội quy – 1967 (tu chỉnh) có thêm: “Các Ủy viên có đề nghị BHDTƯ mời một Phụ tá.
    • GÐPTVN mỗi ngày một lớn mạnh và lan rộng, công việc điều hành phải nhiều hơn đối với một Ủy viên.
    • Theo Nội quy và Quy chế Huynh trưởng, thành phần Ban Hướng Dẫn ở mỗi cấp, nhứt là cấp Trung ương thì các Huynh trưởng phải là những anh chị, không những đầy đủ uy tín cá nhân mà còn đầy đủ điều kiện cấp bậc và khả năng. Vì lý do trên nên: nếu chỉ “chọn” các Huynh trưởng đang cư ngụ tại Sài Gòn (hay tại thành phố) thuận tiện cho những công việc cấp bách, thì số Huynh trưởng hội đủ điều kiện không đủ. Việc bầu các Ban Hướng Dẫn ở các đại hội sẽ gặp khó khăn. Vậy để giải quyết vấn đề, vừa giữ được giá trị uy tín của toàn thành phần BHD, vừa giúp cho BHD tiện việc “điều khiển và kiểm soát” thì trong đại hội, ưu tiên phải tập trung “chọn cho đúng người” (không quan tâm đến nơi cư trú của H.T. ấy) rồi về sau thì “quyền” của các Ủy viên được bầu đó sẽ mời vị “phụ tá” cho mình (phần nhiều là mời các anh, chị hiện đang cư trú tại địa phuuơng có trụ sở BHD) – Tuy nhiên những vị phụ tá này, cũng sẽ được BHD xét lại và “quyết định” chấp nhận. Những vị này chỉ đại diện cho những Ủy viên chính thức, trong các buổi họp hàng tháng của BHD. Vừa đúng người, vừa chạy việc đã bắt đầu đa đoan của một tổ chức lớn mạnh.

    Việc tách rời hai ngành Nam Nữ:

    • Trước Hội nghị Huynh trưởng 1955 tại Ðà Lạt, việc tách rời sinh hoạt giữa khối Nam và khối Nữ đã được nêu ra thảo luận nhiều lần (vì lý do “tâm sinh lý”) nhưng lúc bấy giờ, về phương diện “điều khiển” thì “các chị” còn thiếu người để “quản lý” nên mãi đến 1957-58 bên “nữ” mới bắt đầu “thực nghiệm” và trong Ðại hội Huynh trưởng toàn quốc 1964, có cuộc “biểu quyết tách rời” (30/38 Nữ đại biểu bỏ phiếu “tách rời”, 5/38 bỏ phiếu “không” va 3/28 bỏ phiếu “trắng” – đa số áp đảo).
    • Vì thế trong Nội quy – 1964, ta thấy có 2 vị Phó trưởng ban (một vị phụ trách ngành Nam một vị phụ trách ngành Nữ).
    • Từ đó đến đơn vị Gia đình cũng có 2 Liên đoàn Trưởng (nhưng duy trì 1 vị Gia Trưởng).
    • Trong biên bản Ðại hội 64, về vấn đề “tách rời sinh hoạt nam – nữ” có đoạn ghi … “Ðại hội tôn trọng ý kiến của Tiểu Ban ngành Nữ là trong một Gia Ðình phân tách riêng sinh hoạt của hai ngành Nam-Nữ dưới sự điều khiển của một Gia trưởng, một Liên đoàn trưởng Nam và một Liên đoàn trưởng Nữ và không có Liên đoàn phó”.
    • Dù từ 1955, ý hướng tốt đẹp thỏa mãn “nữ quyền” trên được hình thành, thực nghiệm và đến 1964 giành được “thắng lợi vẻ vang”. Nhưng đến nay việc tách rời vẫn chưa nhúc nhích. Hay là chị em ngành nữ chưa muốn “bình quyền”? Hay lý do của những năm trước 1955 vẫn tồn tại, chưa được khắc phục? Chị em ngành nữ nghĩ sao?

    Ủy Viên Nội Vụ:

    • Trong Nội quy 64, trong thành phần Ban Thường vụ Ban Hướng Dẫn Trung ương hay Tỉnh, không có Ủy viên Nội Vụ. Lúc bấy giờ Ủy viên Nội vụ cũng được ghi theo danh sách các Ủy viên trong thành phần chung của Ban Hướng Dẫn, và gọi là Ủy viên Nội vụ và Ðiều hành.
    • Trong Nội quy – Tu chỉnh-67, thì đưa Ủy viên Nội vụ lên Ban Thường Vụ Ban Hướng Dẫn, và chỉ gọi ngắn là Ủy viên Nội vụ.
    • Trước kia khi còn là Gia đình Phật Hóa Phổ (giai đoạn sơ khai) mới có Ban Hướng Dẫn thì vai trò điều khiển và kiểm soát được tập trung vào chức vụ Trưởng Ban và Thư Ký. (1950).
    • Ðến Nội quy- 64 thì có một Thư ký (chưa có 2 Phó Tổng Thư ký)
    • Chẳng bao lâu, vì Gia đình các nơi lan rộng từ địa phương đến các Tỉnh, công việc dồn dập và “phát sinh” ra nhiều vấn đề mà Ủy viên Nội vụ phải trực tiếp giải thích (v/đ chuyên về tổ chức, điều hành). Nhân sự có mặt thường xuyên của Ủy viên Nội vụ bên cạnh Tổng Thư ký, xét ra cần thiết. Cũng như phải cần thêm đến hai Phó Tổng Thư ký.
    • Hơn nữa về sau này khi các Gia đình tại miền Nam bành trướng quá mau lẹ – khắp các Tỉnh, và ở mỗi Tỉnh, không phải chỉ 1 hay 2 Gia đình mà tăng lên 10, 15, 20 Gia đình. Từ đó vai trò của Ủy viên Nội vụ thường được nhắc đến thể hiện sự cần thiết đối phó với sự tiến triển mau lẹ của tổ chức trong những năm này.

    Các Ban bên cạnh BHD:

    • Phong trào GÐPT ngày càng lớn mạnh, vượt giới hạn của một tổ chức nội bộ tôn giáo; phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, và được xã hội chấp nhận tán đồng, BHD cần chia sẻ trách nhiệm của mình mới “kham” mỗi công việc ngày càng rộng hơn, quy mô mỗi ngày một lớn lao hơn. Ngoài Ban Cố vấn giáo lý còn có Ban Bảo trợ GÐPT và Ðoàn Cựu Huynh trưởng. Mỗi ban hay đoàn nói trên đều có “Nội quy” hay “Nội lệ” riêng.
    • Phong trào GÐPT có tầm vóc lớn, tất phát sinh nhiều vệ tinh – sự thể tất yếu và dễ hiểu.
    1 2 3 4 5
    GĐPT Gia đình Phật tử Nguyên Thành Lê Văn Hoàng
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleThích Nữ Khánh Năng: Hình ảnh con người Đại Việt trong thời đại Lý Trần
    Next Article Dilgo Khyentse Rinpoche | Đạo Sinh chuyển ngữ: Nỗ lực tịnh hóa bản thân

    Xem thêm

    Nguyệt san Chánh Pháp số 163 | tháng 6.2025

    03/06/2025

    Tâm Thường Định: Quan điểm về tính bất nhị của Phật giáo

    03/05/2025

    Nguyệt san Chánh Pháp số 162 | tháng 5.2025

    03/05/2025
    Add A Comment
    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Pháp Hiền: Phật giáo – Giáo dục Phật học như thế nào?

    20/06/2025

    Tiểu Lục Thần Phong: Bồ đề Nguyên Thiều

    20/06/2025

    Đạo Sinh: (LUẬN CÂU-XÁ) Chương 4: Phân biệt nghiệp [Phần 17]

    19/06/2025

    Thích Chúc Xuân: “Sư tử trùng” thực “sư tử nhục”

    18/06/2025

    Tâm Nhãn: Đọc sách và trưng sách, đọc kinh và thờ kinh

    16/06/2025

    Võ Đào Phương Trâm: Nỗi buồn hóa chân mây

    16/06/2025

    HT Thích Minh Nghĩa: Thư bạch trình Phật sự An cư kiết hạ, Bố tát PL. 2569

    11/06/2025

    Tiểu sử Hoà Thượng Thích Minh Giác

    09/06/2025

    Tâm Quảng Nhuận: Đọc Tâm Thư như đọc lại chính mình

    06/06/2025

    Nguyệt san Chánh Pháp số 163 | tháng 6.2025

    03/06/2025
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Phật Giáo Úc Châu

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Thư Viện Hoa Sen

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    GÐPTVN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam (Quốc nội)

    Sen Trắng | BHD GĐPTVN tại Hoa Kỳ

    © Copyright 2025, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version