Close Menu
Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook X (Twitter) Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
      • Chuyên mục khác
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Trang chủ » Nguyên Thành Lê Văn Hoàng: Sự phát triển của Gia đình Phật tử qua các giai đoạn

    Nguyên Thành Lê Văn Hoàng: Sự phát triển của Gia đình Phật tử qua các giai đoạn

    19/02/202176 Mins Read
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    C. CÁC YẾU TỐ LÀM NÊN LỊCH SỬ

    Nội dung

    Toggle
    • SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GÐPT QUA CÁC GIAI ÐOẠN
    • Sách – Tài liệu tham khảo và trích đoạn:
    •  LỜI NÓI ĐẦU
    • SỰ TIẾN TRIỂN CỦA GÐPT QUA CÁC GIAI ÐOẠN
    • A. GÐPT QUA CÁC GIAI ÐOẠN
      • I. GIAI ÐOẠN DUYÊN KHỞI
      • II. GIAI ÐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
      • III. GIAI ÐOẠN THỐNG NHẤT VÀ TRƯỞNG THÀNH
    • B. SỰ TIẾN TRIỂN TỪNG MẶT CỤ THỂ QUA CÁC GIAI ÐOẠN
      • I. SỰ TIẾN TRIỂN VỀ PHƯƠNG DIỆN “PHÁP LÝ HÓA”:
      • II. TIẾN TRIỂN VỀ CƯƠNG LĨNH:
    • C. CÁC YẾU TỐ LÀM NÊN LỊCH SỬ
      • I. MỘT MỤC ÐÍCH TRONG SÁNG, THỰC TẾ, ÐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI:
      • II. TRUNG THÀNH VỚI LÝ TƯỞNG
      • III. KHÔNG ÐỂ CHÍNH KIẾN RIÊNG TƯ LÀM HOEN Ố LÝ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA GIA ÐÌNH PHẬT TỬ
      • IV. SỰ GIÀ DẶN, CHÍNH CHẮN TRONG MỌI ỨNG XỬ
      • V. GÂY ÐƯỢC LÒNG TIN TRONG XÃ HỘI BẰNG CHÍNH HÀNH ÐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HÀNH ÐỘNG
    • C. KẾT LUẬN

    I. MỘT MỤC ÐÍCH TRONG SÁNG, THỰC TẾ, ÐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI:

    Ðưa Ðạo Phật đến với tuổi trẻ, quả là một thành công ngoạn mục – một sự “lạ” chưa từng thấy – một nét độc đáo không phải đâu cũng có được – Trong Ðại hội Phật Giáo Thế giới nhiều vị đại biểu xem sự kiện trên là thần kỳ. Chuyện khó tin nhưng có thật.

    Chuyện thần kỳ lại thần kỳ hơn khi nó được phát sinh và phát triển trong một đất nước khổ đau, nghèo đói, dốt nát, nghi kỵ, cuồng tín, dị đoan ngự trị. Ðâu có gì lạ! Ðiều đó chứng minh một điều: Càng dốt nát, dị đoan càng cần được học hành, càng đau khổ càng có nhu cầu hạnh phúc, càng cần được thương yêu. Phải chăng chúng ta đáp ứng được nhu cầu chính đáng đó? Nếu không GÐPT đâu được khai sinh, phát triển, lớn mạnh và “thọ” đến ngày hôm nay – Hơn nửa thế kỷ.

    Phải chăng GÐPT đã thấy rõ nhu cầu xã hội, đồng cảm với khổ đau, phục vụ và phục vụ hiệu quả nhu cầu ấy. Ðó phải chăng là yếu tố cơ bản có tính tất yếu làm nên việc thần kỳ, quyết định sự tiến triển và tồn tại của phong trào GÐPTVN.

    II. TRUNG THÀNH VỚI LÝ TƯỞNG

    Khởi từ lòng thương yêu vô hạn, với trí tuệ sáng suốt và một dũng khí vô bờ. Các anh chị đã nhận chân được lý tưởng và sống chân thật, trung thành với lý tưởng của mình. Cái lý tưởng mà các anh chị đã tự đặt ra, nắm lấy tinh yếu của nó và trung thành với cái tinh yếu đó. Tuyệt nhiên không thấy các anh chị trung thành với những phương tiện để đạt được lý tưởng đó, dù phương tiện có hay ho hấp dẫn tới đâu.

    • Yếu tính của lý tưởng đó là gì? Ðó là lý tưởng giáo dục thanh thiếu niên thành Phật tử chân chánh. Các anh đã sống chết cho lý tưởng đó bằng chánh kiến, chánh tư duy. Gạt bỏ những gì không phải, nâng lý tưởng lên thành một nghệ thuật, một cương lĩnh, một tuyên ngôn, một kim chỉ nam hành động, một mục đích tối hậu. Và hình thành với nó. Chứ không phải những phù phiếm bề ngoài.

    “Chúng tôi vì mục đích giáo dục mà lựa Phật giáo làm nền tảng, chứ không phải vì Phật giáo mà lôi kéo thanh niên. Ðạo là một con đường, một phương tiện mà con người mới thật là mục đích” Với cương lĩnh đó, mục đích trong sáng đó. Những phương tiện, hình thức, tổ chức, nội quy, châm ngôn,… thay đổi liên tục – không phải vì nhu cầu trưởng thành của tổ chức mà vì lợi ích của các em, vì nhu cầu xã hội đòi hỏi. Sự trưởng thành của tổ chức là điều tất yếu khi chúng ta biết đặt lợi ích của đàn em lên trên tất cả, kể cả lợi ích tự thân. Ðặt nỗ lực của mình đúng đối tượng. Khế lý, khế cơ.

    Trong sáng, chân thành và sáng suốt biết bao!

    III. KHÔNG ÐỂ CHÍNH KIẾN RIÊNG TƯ LÀM HOEN Ố LÝ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA GIA ÐÌNH PHẬT TỬ

    Trong một tình huống xã hội vô cùng khó khăn phức tạp và tế nhị, các anh chị tiền bối của chúng ta đã đặt lý tưởng lên hàng đầu và hoạt động tuyệt đối cho mục đích và lý tưởng đó. Một tập thể ngồi lại với nhau, có người đang hoạt động trong phong trào Việt Minh, có người làm quan cho chính phủ bảo hộ, có người đang làm việc cho Tây hay trong các phong trào kháng chiến yêu nước khác, nhưng chưa và không bao giờ dùng lý luận chính trị để bàn về lý tưởng giáo dục của Thanh thiếu niên Gia đình Phật tử; chưa và không bao giờ để chính kiến của mình ảnh hưởng đến lý tưởng giáo dục của phong trào.

    – Lý tưởng GÐPT được các anh chị tôn trọng biết bao – Các em đoàn sinh được các anh chị tôn trọng biết bao!

    Ðiều này khẳng định tính chân chính tất yếu của tổ chức Gia đình Phật tử ngay từ buổi ban đầu – tính nhất quán xuyên suốt mọi ý nghĩ và hành động của đội ngũ lãnh đạo lúc bấy giờ – không để chính kiến riêng tư làm hoen ố lý tưởng tôn thờ.

    Một BHD nhất tâm, nhất trí hẳn là điều hiển nhiên.

    “… Nhờ sự điều hành của một BHD hùng hậu và nhất trí, nhờ… đã và đang tiến mạnh trong mục đích…” (Lời nói đầu – Nội Quy 1964).

    IV. SỰ GIÀ DẶN, CHÍNH CHẮN TRONG MỌI ỨNG XỬ

    Các bạn có bao giờ nghĩ rằng Anh Cường đã viết cuốn Thử Hòa Ðiệu Sống, Những Cặp Kính Màu… vào những năm anh mới 30 tuổi không? Với tuổi 30 – Mới “tam thập”, mới “nhi lập” – đã tư duy về cuộc đời một cách chín chắn, già dặn, nhưng già dặn mà không già cỗi, không cổ hủ lạc hậu. Phẩm chất đó quả là vốn quý.

    Nhìn lại từng bước tiến của GÐ, từng hoạt động của các anh chị, chúng ta thấy ngay tính chín chắn trong từng hành động, không sôi nổi hung hăng, không nóng nảy vội vàng. Hành động có chiến lược, có cương lĩnh, có trình tự.

    • Sự khéo léo, khiêm tốn – tinh thần hợp tác vì ích lợi chung nhạy bén với nhu cầu xã hội phát xuất từ sự chín chắn già dặn phảng phất trong mọi hoạt động trong thời kỳ phôi thai của tổ chức.
    • Ta hãy nghe qua một vài đoạn trong những lời phát biểu của các anh thời bấy giờ, thời mà các anh đã “làm nên cơ nghiệp”: “…Lẽ thứ tư khiến chúng tôi trình bày vấn đề giáo dục thanh thiếu niên Phật tử hôm nay là chúng tôi muốn được sự chỉ giáo sáng suốt của toàn thể độc giả. Như chúng tôi vẫn nói trên, chúng tôi vẫn ở trong thời kỳ kinh nghiệm, chúng tôi vẫn còn đi tìm đường cho các em (mà đường lối giáo dục và phương pháp giáp dục có bao giờ hoàn chỉnh), chúng tôi rất cần dự chỉ giáo, sự khuyến khích của tất cả những Phật tử có quan tâm đến tương lai các em, của tất cả những bậc lão thành, các nhà giáo dục… (Hướng Thiện – Viên Âm 85-29.10.1949)

    … Công việc giáo dục lúc nào cũng cần thiết, nhưng lúc này nó cấp bách hơn lúc nào hết. GÐPT đã và đang làm công việc ấy. Nhưng với tài hèn, sức mọn, đoàn thể chúng tôi không làm nổi hết.

    Bởi vậy, chúng tôi thiết tha kêu gọi quý ngài nâng đỡ chúng tôi… Riêng với các đoàn thể thanh niên, chúng tôi mong cầu được hợp tác chặt chẽ trong công việc giáo dục ấy. Với thanh niên Thiên Chúa Giáo mà lòng thương của Chúa đã có sẵn, với Thanh niên Hướng Ðạo mà thành tích làm việc xã hội đã nổi tiếng. Chúng tôi chắc rằng, chúng ta sẽ thâu hoạch được kết quả đẹp đẽ trong công việc trồng người vĩ đại ấy.

    Chúng tôi tin tưởng ở một ngày mai tươi sáng. (Diễn văn – Trưởng Ban Hướng Dẫn TP – Phật Ðản 2496 -1952)

    • Sự khiêm tốn – bao dung – tinh thần hợp tác, nó là phẩm chất của người chín chắn, già dặn – mà chín chắn già dặn là đặc tính, hệ quả cao nhất của trí tuệ.
    • Chúng ta nhớ lại xem, Bài ca Hoa sen trắng lúc đó được hát bằng tiếng Pháp – sự kiện tưởng như bình thường – nhưng hàm sâu trong bản chất, một chính sách khôn ngoan và can đảm. Khôn ngoan bởi lẽ biết thuận theo thói thường, biết cách tận dụng phương tiện vận động quần chúng. Can đảm bởi lẽ, trong thời thế lúc đó, mục đích lúc đó là chống lại văn hóa ngoại lai, cả nước đang chống Pháp giành Ðộc lập – Một tổ chức tôn giáo hát bài ca chính thức của mình bằng tiếng Pháp quả là hành động “tréo nghoe”, lai căng dễ gây ngộ nhận. Nhưng các anh chị đã biết cân nhắc và chọn lực giữa cái lợi ích nhất thời và kết quả to lớn có tầm vóc chiến lược, giữa cái ích lợi thực tiễn và nhưng dư luận vu vơ. Anh chị đã có can đảm chọn lựa cái đúng vì lợi ích của các em chứ không phải xấu tốt cho bản thân mình. Trí tuệ thay!
    • Một sự kiện tưởng cũng nhắc lại thể hiện sự tin cậy các anh chị đã đạt được, uy tín của tổ chức lên cao đến mức nào kể cả những trường hợp mà mâu thuẫn, nghi kỵ đang đè nặng trong tâm mọi người.

    Năm 1964. Cuộc đấu tranh cho pháp nạn chấm dứt. GHPGVNTN ra đời. Hiến chương được công bố. Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền – hiện là Hội trưởng Hội Phật học Nam Việt – được suy cử vào chức vụ Phó Viện trưởng và Hội Phật học Nam Việt đương nhiên sẽ giải tán như Hội VN Phật học ở miền Trung. Cụ không nhận chức Phó Viện trưởng và không chấp nhận giải tán các tập đoàn, trong đó có Hội Phật học Nam Việt. Cụ bị mang tiếng là chia rẽ Phật giáo VN. Việc đó vẫn chưa tới ngày phê phán. Chỉ biết Ðức Tăng thống vẫn quý mến cụ nên tạm trú tại Chùa Xá Lợi khá lâu và ngày viên tịch của Ðức Tăng thống, cụ đã “quên hết” ra Huế tiễn đưa. Và ngày tang của cụ toàn thể mọi chức sắc cao cấp của Giáo Hội đều đến thăm viếng.

    Dù phản đối việc gia nhập Giáo hội, nhưng cụ không bỏ kỳ vọng thống nhất. Cụ chỉ ngại lụy tổ chức mà quên tinh thần. Chính trong ý hướng đó, cụ đã cho toàn thể GÐPT Nam Việt xác nhập vô điều kiện vào GÐPT Việt Nam. Như thế, nói không ngoa, GÐPT đã thống nhất hoàn toàn trước Giáo Hội.

    Suốt chín năm sau đó, các đơn vị GĐPT tại Nam Việt vẫn đặt dưới quyền điều khiển của BHD Trung ương không hề lay chuyển.

    Tháng 5-1973 trước ngày cụ mất độ một tuần, trước Ðại hội Phật học Nam Việt, một số Chi hội đề nghị xin lập lại GÐPT theo hệ thống Hội Phật học Nam Việt. Cụ đã nói “Trước đây chúng ta đã cho các con em chúng ta thống nhất thì nay ai muốn lập GÐPT cũng cứ phải liên lạc và xin phép Ban Hướng Dẫn Trung ương. Quí vị cứ việc gởi đơn lên ông Võ Ðình Cường để được xét. Còn chúng ta, việc đã quyết định rồi, xin Ðại hội chớ thảo luận nữa”.

    Chúng ta nghĩ sao về lời nói chân thành ấy? Giữa màn đen nghi kỵ đang bao phủ, lòng tin cậy đồng nghĩa với kém khôn ngoan. Anh chị chúng ta đã làm gì để được sự tin cậy đó?

    Bằng trí tuệ các anh chị đã nhiếp phục xã hội.

    Các anh đâu có coi đoàn thể của mình tạo ra là “nhất trần đời”, đâu chỉ GÐPT mới giáo dục được thanh thiếu niên? Các anh đâu có coi GÐPT là trung tâm vũ trụ? Trong khi lời nói, hành động chúng ta nhiếp phục được ai chưa?

    V. GÂY ÐƯỢC LÒNG TIN TRONG XÃ HỘI BẰNG CHÍNH HÀNH ÐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HÀNH ÐỘNG

    Chúng ta không quên được trong những ngày đầu khi mà chỉ có lèo tèo mấy anh chị tham gia học giáo lý Phật giáo – chẳng bao lâu những cậu học trò ấy đã được thừa nhận thay mặt giáo hội giáo dục con em mình, thấy bọn trẻ làm việc hiệu quả Hội Việt Nam Phật Học giao luôn việc quản trị và biên tập Tạp chí Viên Âm vốn là cơ quan ngôn luận của Hội. Có trong tay phương tiện – đối với thời ấy là ghê gớm lắm – các anh chị đã thành công trong việc phát động phong trào GD.TTN Phật tử bằng chính tài năng sức lực của mình.

    Việc tiến triển sau này của tổ chức trong cơ sở pháp lý, trong cơ cấu tổ chức, trong sự lớn mạnh. Ðâu đâu chúng ta cũng cảm thấy rằng, các anh chị quả đã chiếm được lòng tin cậy ở mọi người bằng chính bản lĩnh, trí tuệ, tài năng của mình.

    Nhiếp phục được người khác, làm sao tin rằng các anh chị chẳng thành công?

    Chúng ta đã làm gì? Chúng ta đã đạt sự tin cậy nào chưa?

    • Hay là hoài nghi, thành kiến, chấp trước, xu hướng tự mãn đang hành hạ chúng ta?

    Từng ấy nguyên lý hành động, từng ấy phẩm chất, từng ấy yếu tố đủ để chúng ta nhìn thấy tương lai. 

    1 2 3 4 5
    GĐPT Gia đình Phật tử Nguyên Thành Lê Văn Hoàng
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleThích Nữ Khánh Năng: Hình ảnh con người Đại Việt trong thời đại Lý Trần
    Next Article Dilgo Khyentse Rinpoche | Đạo Sinh chuyển ngữ: Nỗ lực tịnh hóa bản thân

    Xem thêm

    Nguyệt san Chánh Pháp số 163 | tháng 6.2025

    03/06/2025

    Tâm Thường Định: Quan điểm về tính bất nhị của Phật giáo

    03/05/2025

    Nguyệt san Chánh Pháp số 162 | tháng 5.2025

    03/05/2025
    Add A Comment
    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Pháp Hiền: Phật giáo – Giáo dục Phật học như thế nào?

    20/06/2025

    Tiểu Lục Thần Phong: Bồ đề Nguyên Thiều

    20/06/2025

    Đạo Sinh: (LUẬN CÂU-XÁ) Chương 4: Phân biệt nghiệp [Phần 17]

    19/06/2025

    Thích Chúc Xuân: “Sư tử trùng” thực “sư tử nhục”

    18/06/2025

    Tâm Nhãn: Đọc sách và trưng sách, đọc kinh và thờ kinh

    16/06/2025

    Võ Đào Phương Trâm: Nỗi buồn hóa chân mây

    16/06/2025

    HT Thích Minh Nghĩa: Thư bạch trình Phật sự An cư kiết hạ, Bố tát PL. 2569

    11/06/2025

    Tiểu sử Hoà Thượng Thích Minh Giác

    09/06/2025

    Tâm Quảng Nhuận: Đọc Tâm Thư như đọc lại chính mình

    06/06/2025

    Nguyệt san Chánh Pháp số 163 | tháng 6.2025

    03/06/2025
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Phật Giáo Úc Châu

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Thư Viện Hoa Sen

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    GÐPTVN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam (Quốc nội)

    Sen Trắng | BHD GĐPTVN tại Hoa Kỳ

    © Copyright 2025, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version