Tập san Nghiên cứu Phật học
Phật giáo Thừa Thiên Huế
VÀI LỜI DUYÊN KHỞI
Trong đêm dài sinh tử của chuỗi luân hồi vô tận, chúng sinh bị đè nặng bởi ái hữu tham dục, bị bủa vây bởi quá nhiều nghiệp chướng khiến đôi lúc tưởng chừng như im lìm bất động. Nhưng không, dưới bề mặt phẳng lặng của biển nước bao la, những đợt sống ngầm vẫn liên tục chuyển dịch; dưới lòng đất, trong cái vỏ trơ cứng chai lì, khối lượng nham thạch khổng lồ vẫn nối tiếp sôi sục trào dâng… Cũng vậy, con người, một tổ hợp năm uẩn, không bao giờ bất động, đứng yên. Đó là quy luật.
Vốn bị giới hạn ngặt nghèo trong thân xác bé bỏng, mong manh, thường xuyên chạm mặt với những thực trạng chua xót đau buồn của nghiệp quả, con người đã phải nỗ lực không ngừng, cố gắng vươn lên, tìm kiếm, xác định cho mình một vị trí, hay nói cách khác, là khẳng định sự tồn tại của mình ở giữa trời đất non nước bao la; con người đã phải vất vả ngược xuôi trong biểu đồ ý thức để mong tìm ra phương thế, đã tất bật lui tới trong duyên sinh để củng cố niềm tin…
Bỗng nhiên, những giòng chữ của một trang sách hiện lên, «… văn phật đạo trường viễn nhi bất sanh thối quyện», như một lời nhắc nhở, một sự khích lệ lớn lao cho bất cứ ai sống giữa cuộc đời này, đi trên con đường đó. Ở đây, phật đạo không là gì khác, đó chính là con đường, con đường của trí tuệ và tình yêu. Với trí tuệ, con người biết và xác định được vị trí, thân phận của mình giữa dòng chảy của vô thường biến hoại; biết vạn sự, vạn vật chỉ tồn tại trong mối tương quan tương duyên, con người chỉ tồn tại trong cuộc sống cộng đồng, không thấy có cuộc sống của cá nhân ngoài cộng đồng, cũng không thể thấy còn tồn tại một cộng đồng nhân loại nếu cắt đi những phần tử con người riêng biệt. Với tình yêu, con người thấy hạnh phúc trong cuộc sống chan hòa là hạnh phúc đích thật, thấy ấm áp đôi chút trong sự băng giá cô đơn sâu thẳm của kiếp người và trên hết, thấy rằng, con người chỉ là nạn nhân, những nạn nhân như một nhà thơ nào đó đã từng nói “thuyền ai ngược gió, ai xuôi gió, cũng chỉ trong vòng bể thảm thôi”…
Nơi mảnh đất Miền Trung bé nhỏ với mùa Hạ nắng chang, khô cằn sỏi đá, mùa Đông rét buốt, lầy lội nước bùn với những đám mây đen nghịt sà thấp như sẵn sàng giáng xuống những thảm hoạ, tai ương nguy hiểm nhất, người dân Thừa Thiên & Huế, một trong những cụm dân cư, đã thấm thía đến tận đáy lòng về những thịnh nộ của thiên nhiên, về những cuồng si của nhân thế.
Và bây giờ, như bất chợt bùng lên ý tưởng, gom góp đôi điều gì đó của người xưa, của Phật Tổ, với những giòng chữ trên trang giấy, qua những khảo cứu, biên dịch hay thêm vào vài ba sáng tác thơ văn… được xem như những sợi chỉ nối kết tâm tình của những người đồng điệu nhằm sưởi ấm đôi chút hay xua đi khí lạnh mùa Đông. Và đấy chính là lý do sự có mặt của “TẬP SAN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC” mà quý vị có ở trong tay.
Thích Thiện Hạnh
Số 3, Phật đản PL. 2546
– Thích Thiện Hạnh: Thư ngỏ mùa Phật đản
– Hồng Dương: Bốn pháp giới
– Đinh Quang Mỹ: Thiền Trúc Lâm: Tư tưởng triết lý
– Thích Phước An: Từ Nguyễn Trãi đến Ngô Thì Nhậm và con đường đi lên đỉnh núi Yên Tử
– Thích Thái Hòa: Tạo dựng mùa xuân
– Quảng Thông: Suy nghĩ về sự lễ lạy
– Edward Conze, Hạnh Viên dịch:Tư Tưởng Phật Giáo Ấn Độ: Năm Thiện Căn
– Thich Tue Sy: Reduction to the nothingness
(đang cập nhật)
______________
Số 4, Vu Lan PL. 2546
– Hồng Dương: Phật tánh tức thị vô thường
– Đinh Quang Mỹ: Thiền Trúc Lâm: Tư tưởng triết lý
– Thích Đức Thắng: Đức Phật và pháp giáo hóa của Ngài
– Thích Thái Hòa: Từ thánh đế hữu tác đến chân lý tối hậu
– Thích Hải An: Ảnh hưởng và lợi ích của tạng Kinh tiếng Việt
– Vân Pháp: Hạnh phúc không phải là sự tìm kiếm
– Hue Gia: A gem or a showcase!
(đang cập nhật)
______________
Số 5, Xuân Quý Mùi (2003)
– Thích Tuệ Sỹ: Văn-thù thăm bệnh
– Hồng Dương: Vô thường và biến chuyển trong phẩm II Trung Luận: Quán Khứ Lai
– Thích Phước An: Ngôi chùa trong tâm tưởng hay một thoáng của mùa xuân vĩnh cửu
– Thích Đức Thắng: Thập nhị nhân duyên
(đang cập nhật)
______________
Số 6, Phật đản PL. 2547
– Thích Tuệ Sỹ: Duy-ma-cật với các đại thanh văn
– Hồng Dương: Sát na triển chuyển
– Lê Văn Kinh: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với pháp luật triều Lý
– Dan Lusthau | (Việt dịch) Thích Nhuận Châu: Du-già hành tông
(đang cập nhật)
______________
Số 7, Vu Lan PL. 2547
– Thích Tuệ Sỹ: Duy-ma-cật, về sự khai phát trí tuệ
– Hồng Dương: Tham Đồng Khế
– Giới Hảo: Hoằng pháp đối với tuổi trẻ, một vài suy nghĩ
– Thanh Tâm: Tư tưởng tài mệnh trong truyện Kiều
– Hue Gia: Cultivating the Five Fundamental Precepts
(đang cập nhật)
______________
Số 9, Phật đản PL. 2548
– Thích Tuệ Sỹ: Dẫn vào Tâm Kinh Bát Nhã
– Thơ Phổ Đồng, Tuệ Nguyên, Từ Niệm
– Thích Phước An: Cuộc hành trình cuối cùng của Đức Phật với những thống khổ muôn đời của nhân loại
– Hue Gia: Power and Tolerance
(đang cập nhật)
______________
Số 10, Vu Lan PL. 2548
– Thích Tuệ Sỹ: Cửa vào tuyệt đối
(đang cập nhật)
______________
Số 11
– Thích Tuệ Sỹ: Phát triển tâm từ
– Edward Conze | Hạnh Viên dịch: Vun bồi những cảm xúc xã hội
(đang cập nhật)
______________
Số 12, Xuân Ất Dậu (2005)
(đang cập nhật)
______________
Số 13, Phật đản PL. 2549
(đang cập nhật)
______________
Số 14, Vu Lan PL 2549
(đang cập nhật)
______________
Số 15, Tháng 8/2005
(đang cập nhật)
______________
Số 16
(đang cập nhật)
______________
Số 17
(đang cập nhật)
______________
Số 18
(đang cập nhật)
______________
Số 19
– Thích Phước An: Khuddaka Nikàya, con đường đi đến chân trời cao rộng của người xuất gia
– Thích Thái Hòa: Giới thiệu phẩm vua Diệu Trang Nghiêm trong kinh Pháp Hoa
(đang cập nhật)
______________